Khám, chữa bệnh trái tuyến là gì? Được thanh toán bao nhiêu % BHYT?

Thế nào là khám, chữa bệnh trái tuyến? Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) không? Nếu có thì hưởng bao nhiêu %? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.


1. Khám, chữa bệnh trái tuyến là gì?

Hiện tại không có định nghĩa cụ thể thế nào là khám, chữa bệnh trái tuyến. Tuy nhiên, dựa trên quy định về trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến, có thể hiểu đơn giản về trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến như sau:

Khám, chữa bệnh trái tuyến là các trường hợp người bệnh đi khám chữa bệnh không thuộc các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế cùng các văn bản hướng dẫn liên quan.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT được liệt kê sau đây thì người bệnh sẽ được xác định là khám, chữa bệnh trái tuyến:

(1) Khám, chữa bệnh đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu được đăng ký trên thẻ bảo hiểm y tế.

(2) Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa/bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng tỉnh.

(3) Tình trạng cấp cứu.

(4) Người bệnh được chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT theo đúng quy định.

(5) Người bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung, tạm trú ở tại địa phương khác khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế cùng tuyến hoặc tương đương với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT.

(6) Đi khám lại theo giấy hẹn trong trường hợp đã được chuyển tuyến đúng quy định.

(7) Người bệnh phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

(8) Trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

kham chua benh trai tuyen


2. Khám, chữa bệnh trái tuyến được thanh toán bao nhiêu % BHYT?

So với trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến, tỷ lệ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ có sự khác biệt nhất định, người bệnh sẽ được hưởng ít quyền lợi hơn.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được xác định như sau:

- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương: Được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng đúng tuyến.

Cụ thể như sau:

Mức hưởng trên thẻ

Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến trung ương

100%

40% chi phí điều trị nội trú thuộc phạm vi thanh toán của BHYT

95%

38% chi phí điều trị nội trú thuộc phạm vi thanh toán của BHYT

80%

32% chi phí điều trị nội trú thuộc phạm vi thanh toán của BHYT

- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh: Được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng đúng tuyến.

Cụ thể như sau:

Mức hưởng trên thẻ

Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh

100%

100% chi phí điều trị nội trú thuộc phạm vi thanh toán của BHYT

95%

95% chi phí điều trị nội trú thuộc phạm vi thanh toán của BHYT

80%

80% chi phí điều trị nội trú thuộc phạm vi thanh toán của BHYT

- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện: Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.

* Trường hợp đặc biệt: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến:

- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương: Được thanh toán chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng trên thẻ.

- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh: Được thanh toán chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng trên thẻ.

- Khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện: Được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của BHYT.


3. Các trường hợp không được hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyến

Theo Điều 22 và Điều 23 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, những trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến sau đây sẽ không được quỹ BHYT hỗ trợ một phần chi phí:

- Đi khám, chữa bệnh ngoại trú trái tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

- Người bệnh điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

- Đi khám sức khỏe.

- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ đình chỉ thai nghén do bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ mắt, trừ trẻ dưới 6 tuổi.

- Người bệnh cần sử dụng vật tư y tế thay thế (chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính,…).

- Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

- Khám, chữa bệnh nghiện ma túy, rượu hoặc chất gây nghiện khác.

- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần.

- Trường hợp tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Trên đây là các thông tin về các trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến và mức hưởng. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu Hợp đồng ngoại thương thông dụng

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu Hợp đồng ngoại thương thông dụng

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu Hợp đồng ngoại thương thông dụng

Các thỏa thuận mua bán hàng hóa, dịch vụ, giải quyết tranh chấp… của các bên xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được thể hiện trong Hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về loại hợp đồng này cũng như cách soạn thoản hợp đồng.

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng?

Trong thời gian gần đây, trên các bài báo, mạng xã hội đăng tải nhiều clip liên quan đến việc đánh ghenở ngay ngoài đường. Đáng chú ý, hành vi này đã gây ra hiện tượng mất trật tự công cộng, ách tắc giao thông. Vậy, đánh ghen ngoài đường có phải là gây rối trật tự công cộng không? Bị xử lý thế nào?