Thế nào là giới hạn quyền sở hữu trí tuệ?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị giới hạn vì một số lý do, cụ thể:

Thế nào là giới hạn quyền sở hữu trí tuệ?

Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định giới hạn quyền sở hữu trí tuệ như sau:

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này (xem chi tiết tại phần sau của bài viết).

2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật Nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, trong một số trường hợp thì quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu cũng sẽ bị hạn chế, giới hạn bởi các nguyên nhân khác nhau:

- Không được vượt quá phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);

- Không được xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng quyền hạn của tổ chức cá nhân, quy định pháp luật có liên quan.

- Không được xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước, đảm bảo mục tiêu quốc phòng an ninh và các lợi ích gắn liền với điều kiện phát triển của khu vực.

giới hạn quyến sở hữu trí tuệThế nào là giới hạn quyền sở hữu trí tuệ (Ảnh minh họa)

Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Đối với quyền tác giả: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có nhiều đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Đối với sáng chế: Đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Còn, đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ từ ngày cấp bằng sáng chế đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn;

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ từ ngày cấp bằng độc quyền đến hết 05 năm tính từ ngày nộp đơn và bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 05 năm;

Nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn và Giấy chứng nhận có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn nếu sau mỗi 05 năm chủ sở hữu tiến hành đăng ký gia hạn;

Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn - kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhưng nếu hàng hóa sản phẩm không còn đáp ứng những điều kiện của chỉ dẫn địa lý thì sẽ mất quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý đó;

Bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động cho đến khi bí mật bị công khai.

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục