Có được thay đổi, bổ sung kháng cáo trong xét xử phúc thẩm không?

Khi không đồng ý với quyết định, bản án sơ thẩm, pháp luật cho phép các đối tượng được quyền kháng cáo để Tòa án có thẩm quyền xem xét lại thông qua xét xử phúc thẩm. Vậy, trường hợp kháng cáo còn thiếu sót có được thay đổi, bổ sung không?

Đối tượng nào có quyền kháng cáo?

Kháng cáo là quyền của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các chủ thể sau đây có quyền kháng cáo:

- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Đồng thời, phạm vi kháng cáo được quy định song song cùng với quyền kháng cáo của các chủ thể nêu trên. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

Thay đổi bổ sung kháng cáo trong xét xử phúc thẩm được không? (Ảnh minh họa)

Có được thay đổi, bổ sung kháng cáo không?

Về vấn đề này, khoản 1 Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ:

1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, tuy nhiên việc thay đổi, bổ sung kháng cáo phải được thực hiện trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.

Đồng thời, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo biết về việc thay đổi, bổ sung. Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Trên đây là giải đáp về thay đổi bổ sung kháng cáo trong xét xử phúc thẩm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân sẽ bị cấm xuất cảnh. Vậy, cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm là bao lâu? Cùng tìm hiểu quy định về cấm xuất cảnh tại bài viết.