Thành viên tổ chuyên gia có được tham gia vào tổ thẩm định thầu?

Để tham gia vào tổ chuyên gia đấu thầu cũng như tổ thẩm định thầu cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Trường hợp đã là thành viên tổ chuyên gia thì có được tham gia vào tổ thẩm định thầu nữa không?

Điều kiện tham gia vào tổ chuyên gia

Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện tham gia tổ chuyên gia đấu thầu như sau:

(1) Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, ngoại trừ cá nhân quy định tại mục (3), (4) dưới đây;

(2) Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan;

(3) Cá nhân không tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp thì khi tham gia vào làm việc tại tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

+ Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

+ Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

+ Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

(4) Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

Theo đó, không phải trường hợp nào thành viên của tổ chuyên gia cũng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.

thành viên tổ chuyên gia có được tham gia vào tổ thẩm định thầuThành viên tổ chuyên gia có được tham gia vào tổ thẩm định thầu? (Ảnh minh họa)

Điều kiện tham gia vào tổ thẩm định

Đối với các thành viên tổ thẩm định cần đạt đủ các yêu cầu theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT:

(1) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

(2) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

(3) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;

(4) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;

(5) Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;

(6) Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Thành viên tổ chuyên gia có được tham gia vào tổ thẩm định thầu?

Căn cứ vào các quy định nêu trên và đặc biệt là quy định về điều kiện tham gia tổ thẩm định theo khoản 1 điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT thì để trở thành thành viên tổ thẩm định không có điều nào cấm thành viên tổ chuyên gia không được tham gia.

Như vậy, chỉ cần đáp ứng điều kiện là thành viên tổ chuyên gia và tổ thẩm định và đáp ứng các điều kiện riêng (nếu cần) theo quy định nêu trên thì có thể vừa là thành viên tổ chuyên gia vừa là thành viên tổ thẩm định đấu thầu.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Thành viên tổ chuyên gia có được tham gia vào tổ thẩm định thầu? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Các trường hợp không cần phải có chứng chỉ đấu thầu

>> Điều kiện tham gia tổ chuyên gia đấu thầu là gì?

>> Điều kiện tham gia tổ chuyên gia đấu thầu là gì?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là gì? Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về thửa đất, nó không chỉ phục vụ yêu cầu quản lý mà còn cung cấp thông tin cho người có liên quan. Mặc dù quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng biết hồ sơ địa chính là gì và giá trị pháp lý của nó.

So sánh Nghị định 60/2021 và 16/2015 về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

So sánh Nghị định 60/2021 và 16/2015 về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

So sánh Nghị định 60/2021 và 16/2015 về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Từ ngày 15/8/2021, cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Dưới đây là tổng hợp một số điểm khác biệt nổi bật giữa 02 Nghị định này: