5 công việc doanh nghiệp cần làm trong tháng 7/2018

Tháng 7 - tháng đầu tiên của quý 3 năm 2018 sắp tới, LuatVietnam thống kê lại những công việc doanh nghiệp cần làm trong tháng này dưới đây.
 

1. Trước 3/7, thông báo tình hình biến động lao động

Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo với với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có.

Đây là công việc doanh nghiệp phải làm trước ngày mùng 03 hàng tháng. Theo đó, nếu doanh nghiệp có biến động về lao động thì phải thông báo trước ngày 3/7.
 

2. Đóng kinh phí công đoàn trong tháng 7

Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Trong tháng 7, doanh nghiệp cũng đừng quên thực hiện nghĩa vụ này.

5 công việc doanh nghiệp cần làm trong tháng 7/2018

5 công việc doanh nghiệp cần làm trong tháng 7/2018 (Ảnh minh họa)

3. Chậm nhất 30/7, báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế

Thông tư 37/2010/TT-BTC quy định hàng quý, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ với cơ quan thuế - nơi đăng ký sử dụng chứng từ khấu theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. Theo đó, chậm nhất là ngày 30/7, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ này.
 

4. Chậm nhất 30/7, nộp thuế TNDN tạm tính

Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý 2 chậm nhất vào ngày 30/7; trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
 

5. Chậm nhất 31/7, trích nộp tiền BHXH, BHTN, BHYT

Nếu thực hiện phương thức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế hàng tháng, chậm nhất là ngày 31/7, doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Trên đây là yêu cầu tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2014.

Xem thêm:
Luật Doanh nghiệp 2018: 7 lợi thế khi thành lập

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tỷ lệ chọi cao ngất, điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ thế nào?

Tỷ lệ chọi cao ngất, điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ thế nào?

Tỷ lệ chọi cao ngất, điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ thế nào?

Cũng như các thí sinh khác trên cả nước, các thí sinh ở Hà Nội đã trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vô cùng căng thẳng, do tỷ lệ chọi năm nay ở mức cao kỷ lục. Điều mà các thí sinh, phụ huynh băn khoăn, lo lắng lúc này chính là điểm thi và điểm chuẩn.

Cơ quan nào tiếp nhận đơn tố cáo?

Cơ quan nào tiếp nhận đơn tố cáo?

Cơ quan nào tiếp nhận đơn tố cáo?

Theo nguyên tắc quy định tại Điều 12, Điều 31 Luật Tố cáo năm 2011, tùy nội dung tố cáo mà người dân cần nộp đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cụ thể. Xác định đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết giúp việc giải quyết tố cáo nhanh chóng, chính xác, thuận lợi hơn.