Tháng 12/2018, đánh giá công chức để bổ nhiệm, xét khen thưởng

Tại Nghị định 56/2015/NĐ-CP, Chính phủ quy định thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm. Kết quả này sẽ được sử dụng làm căn cứ quan trọng để bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức.

Theo đó, tháng 12/2018 cũng là thời điểm các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bắt đầu tiến hành đánh giá, phân loại công chức. Dưới đây, LuatVietnam điểm lại những quy định cần biết về việc đánh giá, phân loại công chức năm 2018 theo Luật Cán bộ, công chức và Nghị định 56/2015/NĐ-CP.


Công chức được đánh giá về những nội dung gì?

Theo Điều 56 của Luật Cán bộ, công chức, ngoài việc đánh giá về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công chức còn được đánh giá về:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

- Thái độ phục vụ nhân dân.

Riêng công chức là lãnh đạo còn phải được đánh giá về: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; Năng lực lãnh đạo, quản lý; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức…

Tháng 12/2018, đánh giá công chức để bổ nhiệm, xét khen thưởng

Việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện tháng 12 hàng năm (Ảnh minh họa)


Quy trình đánh giá công chức năm 2018

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Tải mẫu đánh giá tại đây);

- Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo ý kiến nêu trên quyết định đánh giá phân loại công chức và thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức.

Đối với người đứng đầu và cấp phó trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;

- Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến;

- Việc đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu sẽ do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên quyết định, sau khi tham khảo các ý kiến nêu trên.

- Việc đánh giá, phân loại đối với cấp phó sẽ do người đứng đầu quyết định, sau khi tham khảo các ý kiến nêu trên.


Các mức đánh giá, phân loại công chức

Công chức được phân loại, đánh giá theo các mức như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; Hoàn thành 100% nhiệm vụ; Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả; Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ…

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất; Hoàn thành 100% nhiệm vụ; Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ…

- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực: Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ được giao còn chậm về tiến độ; Không có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Không hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ; Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.