Quy định cần biết khi tham gia lễ hội xuân Kỷ Hợi

Mỗi dịp Tết đến xuân về cũng là mùa lễ hội trên khắp cả nước. Để bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn và văn minh, khi tham gia lễ hội người tham gia lễ hội cần có ứng xử phù hợp.
Trách nhiệm của người tham gia lễ hội

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau:

+ Không đi lễ hội trong giờ hành chính;

+ Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Quy định cần biết khi tham gia lễ hội xuân Kỷ Hợi

Tham gia lễ hội thế nào để không bị phạt? (Ảnh minh họa)

Vứt rác bừa bãi khi tham gia lễ hội bị phạt 500.000 đồng

Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi vi phạm phổ biến trong lễ hội. Cụ thể:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người có một trong các hành vi sau:

+ Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;

+ Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;

+ Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;

+ Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.

Cũng theo khoản 2 Điều này, phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với người có hành vi sau:

- Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

- Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội

Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, người lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú… để trục lợi thì phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.

Lưu ý: Cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (gấp 02 lần với các mức phạt trên nếu tổ chức vi phạm, trừ hành vi treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội).

Ngoài ra, gây mất trật tự ở lễ hội sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng (Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Hiện nay, pháp luật không quy định xử phạt vi phạm đối với người mặc hở hang, phản cảm tại nơi công cộng hoặc khi đi chùa, đền, lễ hội.

Xem thêm:

Công chức dùng xe công đi lễ hội, du xuân bị xử lý thế nào?

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về kê khai giá là gì? Kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin là nhiều hành vi lợi dụng mạng xã hội để phạm tội cũng ngày càng gia tăng. Trong đó, đáng nói nhất là hành vi tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng khi hai người chia tay. Vậy, pháp luật quy định thế nào để xử lý những hành vi này nhằm bảo vệ người bị hại.