Tên xấu có được đổi tên khác không?

Trong nhiều trường hợp, tên xấu ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, danh dự… của một người. Vậy câu hỏi đặt ra là, tên xấu có được đổi tên khác không?


1. Tên xấu có được đổi tên khác không?

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên. Tuy nhiên, không phải việc đổi tên vì lý do gì cũng được pháp luật công nhận.

Tuỳ vào việc tên xấu có thuộc một trong các trường hợp đổi tên được pháp luật cho phép dưới đây không để xem xét quyết định việc cá nhân có được phép đổi tên không:

- Theo yêu cầu của người có tên mà tên đó gây nhầm lẫn và dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó.

- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi khi yêu cầu thay đổi tên trong trường hợp:

  • Thay đổi tên cho con nuôi.
  • Khi con nuôi thôi làm con nuôi.
  • Khi người này hoặc cha mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha mẹ đẻ đã đặt trước khi cho làm con nuôi.

- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

- Thay đổi tên của người bị lưu lạc sau khi đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài mà việc thay đổi tên là bắt buộc nhằm:

  • Cần phải thay đổi tên để phù hợp với pháp luật của nước có vợ/chồng là công dân.
  • Lấy lại tên trước khi thay đổi cho phù hợp với pháp luật của nước của vợ hoặc chồng là người nước ngoài.

- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính hoặc đã chuyển đổi giới tính.

Do đó, nếu chỉ bởi vì tên xấu, bản thân không thích thì người đó không được quyền thay đổi tên. Tuy nhiên, nếu tên xấu đó ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó thì tên xấu có thể được đổi sang tên khác.

Tên xấu có được đổi tên khác không?Giải đáp thắc mắc: Tên xấu có được đổi tên khác không? (Ảnh minh hoạ)

2. Cần lưu ý gì khi thay đổi sang tên khác?

Khi thay đổi sang tên khác, cần lưu ý một số quy định sau:

- Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai (Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch).

- Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó (khoản 2 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015).

- Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ (khoản 3 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015).

Lưu ý về tên mới: Tên mới không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp người khác; bằng tiếng Việt, không đặt tên bằng số hoặc ký tự bất kỳ mà không phải là chữ, không được đặt tên quá dài, khó sử dụng…

Đặc biệt, khi đổi tên mới thì phải gìn giữ bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của Việt Nam.

3. Thủ tục đổi tên mới thực hiện thế nào?

Sau khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Tên xấu có được đổi tên khác không thì thủ tục đổi tên được thực hiện theo quy định của Luật Hộ tịch và hướng dẫn tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

- Hồ sơ cần có: Người có yêu cầu điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc và các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc đổi tên: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, giấy khai sinh… theo từng trường hợp được đổi tên.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, người yêu cầu cần phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn để cán bộ tư pháp, hộ tịch kiểm tra, đối chiếu.

- Nơi nộp hồ sơ: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu cư trú hoặc nơi người yêu cầu đã đăng ký khai sinh trước đây (với người chưa đủ 14 tuổi) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người này cư trú hoặc đã khai sinh trước đây (với người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước).

- Thời gian giải quyết: Từ 03 - 06 ngày làm việc tuỳ xem có phải xác minh hay không.

- Lệ phí phải nộp: Tuỳ vào từng tỉnh thành sẽ có mức thu lệ phí thay đổi tên khác nhau theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Trên đây là bài viết giải đáp vấn đề: Tên xấu có được đổi tên khác không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để xử lý trường hợp này để không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia, vậy tư pháp là gì? Hiểu đúng về tư pháp không phải là điều đơn giản, vì nó bao gồm nhiều khía cạnh, liên quan đến nhiều cơ quan và hoạt động pháp lý khác nhau. Để có được cái nhìn tổng quan về tư pháp, hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.