Tất tật những khoản tiền lao động nữ nhận được khi sinh con

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con sẽ được hưởng một số khoản tiền trợ cấp.

Dưới đây là cách tính tiền thai sản 2018 dành cho các lao động nữ sinh con trong năm nay.

1. Tiền trợ cấp thai sản

Lao động nữ khi sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,3 triệu đồng/tháng => Mức trợ cấp thai sản là: 2,6 triệu đồng/tháng

Từ 1/7/2018, mức lương cơ sở tăng lên 1,39 triệu đồng/tháng => Mức trợ cấp thai sản là 2,78 triệu đồng/tháng.

Căn cứ: Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Nghị định 72/2018/NĐ-CP.
 

Tất tật những khoản tiền lao động nữ nhận được khi sinh con

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản 2018 (Ảnh minh họa)

2. Tiền hưởng chế độ thai sản

Lao động nữ sinh con được nghỉ 6 tháng. Mỗi tháng nghỉ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ sinh.

Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 4 triệu đồng/tháng; lao động nữ nghỉ sinh 06 tháng => Tiền hưởng chế độ thai sản của lao động nữ là 4 triệu đồng x 6 tháng = 24 triệu đồng.

Căn cứ: Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

3. Tiền dưỡng sức sau sinh

Lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày. Trong đó, tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh đôi trở lên; 07 ngày nếu sinh mổ; 05 ngày với các trường  hợp khác.

Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Hiện nay, lương cơ sở là 1,3 triệu đồng/tháng => Tiền dưỡng sức sau sinh bằng 390.000 đồng/ngày.

Từ 1/7/2018, lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng => Tiền dưỡng sức sau sinh bằng 417.000 đồng/ngày.

Căn cứ: Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 72/2018/NĐ-CP.

Xem thêm:

Tiền thai sản năm 2019 sẽ thay đổi thế nào?

Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

 4 “đặc quyền” dành riêng cho lao động nữ có bầu

Chế độ thai sản 2018: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

Vợ sinh con, chồng được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.