Tất cả điểm mới của Nghị quyết 28 về cải cách bảo hiểm xã hội

Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 23/5/2018. LuatVietnam xin giới thiệu những điểm mới, nổi bật của Nghị quyết này.

Đóng bảo hiểm 10 - 15 năm cũng được hưởng lương hưu

Nghị quyết chỉ rõ, sẽ sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt, đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng – hưởng.

Cụ thể, giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp, tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp nhưng vẫn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Sẽ giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Nhằm giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Nghị quyết nêu rõ, sẽ quy định theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Đồng thời, sẽ sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.

Tất cả điểm mới của Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội

Tất cả điểm mới của Nghị quyết 28 về cải cách bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa)

Tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021

Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động.

Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hớn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung.

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được mở rộng với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.

Thiết kế các gói bảo hiểm xã hội tự nguyện ngắn hạn

Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay và từng bước mở rộng sang các chế độ khác.

Nghị quyết đề ra nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế các gói bảo hiểm xã hội tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng. Đồng thời, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc, hướng tới chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết.

Xem toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 26 về công tác cán bộ tại đây

Xem toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương tại đây

Xem thêm:


Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Mẫu Báo cáo tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Mẫu Báo cáo tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bên cạnh việc cần phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng thì cũng cần thực hiện báo cáo định kỳ trong quá trình sử dụng.