Cần chú ý gì khi bắt đầu tạo dựng nhãn hiệu?

Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, bạn đọc cần lưu ý:

1. Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được đề xuất phải thỏa mãn các điều kiện để được đăng ký, do đó, trước khi lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu cần phải kiểm tra nhãn hiệu đó có đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về đăng ký không.

Điều kiện 1: Là dấu hiệu nhìn thấy được.

Điều kiện 2: Có khả năng phân biệt.

Cụ thể: Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu: 18 trường hợp bị từ chối bảo hộ

2. Tiến hành tra cứu nhãn hiệu dự kiến lựa chọn

Phải tra cứu nhãn hiệu để đảm bảo rằng nó không giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ nhằm tránh mất thời gian, công sức, tiền bạc… của công ty.

Xem thêm: Cách tra cứu nhãn hiệu: Kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hay không?

tạo dựng nhãn hiệuCần chú ý gì khi bắt đầu tạo dựng nhãn hiệu? (Ảnh minh họa)

3. Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ

Nếu nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì tốt nhất là phải bảo đảm rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm và dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả phương tiện truyền thông.

Từ ngữ không nên có ý nghĩa phức tạp, ẩn ý không mong muốn nào trong ngôn ngữ của bạn hoặc trong ngôn ngữ bất kỳ của thị trường xuất khẩu tiềm năng khác.

4. Kiểm tra tên miền tương ứng đã được đăng ký chưa

Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký và kể cả tên miền (địa chỉ Internet) tương ứng phải được đăng ký.

Khi lựa chọn một hoặc nhiều từ ngữ làm nhãn hiệu, bạn nên cân nhắc đến ảnh hưởng của việc lựa chọn các loại từ ngữ sau:

  • Các từ ngữ tự tạo hoặc tưởng tượng. Đó là các từ ngữ được sáng tạo ra mà không có nội dung hoặc ý nghĩa thực bất kỳ. Các từ ngữ tự tạo có ưu điểm là dễ được bảo hộ vì chúng được coi là có khả năng phân biệt. Nhưng có nhược điểm là làm cho khách hàng khó nhớ được và cần nhiều nỗ lực lớn hơn trong quảng bá sản phẩm.
  • Nhãn hiệu tuỳ hứng. Đó là những từ ngữ có ý nghĩa không liên quan gì đến sản phẩm mà chúng quảng cáo. Loại nhãn hiệu này có thể dễ dàng được bảo hộ nhưng lại cần được quảng cáo nhiều hơn để tạo ra mối liên hệ giữa nhãn hiệu và sản phẩm trong trí nhớ người tiêu dùng.

  • Nhãn hiệu gợi ý. Đó là nhãn hiệu ám chỉ một hoặc một số thuộc tính của sản phẩm. Ưu điểm của nhãn hiệu gợi ý là chúng như một hình thức quảng cáo. Tuy nhiên, có rủi ro nhỏ là một số nước coi nhãn hiệu gợi ý là sự mô tả về sản phẩm và từ chối đăng ký.

Đặc biệt, xin nhấn mạnh, dù chọn loại nhãn hiệu nào thì điều quan trọng là tuyệt đối không bắt chước các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Thông tư 27/2024/TT-BCT hướng dẫn tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch (cụ thể bao gồm công trình năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG). Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.