Tăng thuế xăng dầu kịch khung, dân ảnh hưởng thế nào?

Sau tất cả, Bộ Tài chính vẫn quyết tâm đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên 4.000 đồng/lít, dù dư luận vẫn còn đang đặt nhiều câu hỏi xung quanh quyết định này.

Như tin đã đưa, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết mới về Biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sẽ tăng lên mức kịch khung là 4000 đồng/lít, thay vì 3000 đồng/lít như hiện nay (Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 quy định khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ 1000 đồng - 4000 đồng/lít).

Nếu dự thảo này chính thức được thông qua, người dân sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào?

Giá bán lẻ xăng, dầu tăng vọt

Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở của xăng dầu bao gồm các yếu tố: Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Chi phí kinh doanh, Mức trích lập Quỹ Bình ổn giá; Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí khác…

Do thuế bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố cấu thành giá cơ sở của xăng dầu; trong khi đó, giá cơ sở của xăng dầu được coi là căn cứ để được cơ quan Nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu nên khi thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng thì giá bán lẻ xăng dầu cũng tăng tương ứng.

Theo tính toán, nếu như tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu thêm 1000 đồng/lít, giá bán xăng có thể sẽ tăng gần 5%, dầu diesel khoảng 3,2%; tăng mạnh nhất là dầu madut 8,9%.

Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu

Tăng thuế xăng dầu kịch khung, giá bán lẻ xăng dầu cũng sẽ tăng (Ảnh minh họa)


Hàng hóa, dịch vụ khác cũng đua nhau tăng giá?

Các chuyên gia phân tích, xăng dầu là nguyên liệu dầu vào của sản xuất, khi giá bán xăng tăng lên thì các chi phí sản xuất cũng sẽ tăng. Điều này tác động trực tiếp đến giá thành hàng hóa và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì việc tăng thuế không phải là một phương án tối ưu. Mặt khác, các cơ quan Nhà nước cần giảm thuế để kích thích sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và từ đó tạo ra nguồn thu; đồng thời cũng cần giảm chi để tiết kiệm ngân sách.

Như vậy, có thể thấy, thuế bảo vệ môi trường xăng dầu tăng 1000 đồng/lít tưởng là nhỏ nhưng sự ảnh hưởng đối với người dân thì không nhỏ chút nào. Được biết, hiện nay Bộ Tài chính đã hoàn thành việc lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và thừa lệnh Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết mới về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Xem thêm:

Đề xuất “xóa sổ” xăng RON95, chỉ bán xăng sinh học

So sánh xăng E5 và xăng RON 95

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục