Tác động của tăng lương tối thiểu vùng đến người lao động

Như thông tin trước đó đã đưa, ngày 13/8 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019. Vậy, khi mức lương tối thiểu vùng tăng, người lao động trong các doanh nghiệp cũng sẽ bị tác động như thế nào?


1. Tăng lương cho người có mức lương dưới mức tối thiểu vùng

Theo quy định của Bộ luật Lao động, doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do vậy, nếu đề xuất tăng 5,3% lương tối thiểu vùng năm 2019 của Hội đồng Tiền lương quốc gia được Chính phủ thông qua thì những người lao động đang có mức lương thấp hơn mức dưới đây, sẽ được điều chỉnh tăng lương.

- 4,18 triệu đồng/tháng với doanh nghiệp ở vùng I

- 3,71 triệu đồng/tháng với doanh nghiệp ở vùng II

- 3,25 triệu đồng/tháng với doanh nghiệp ở vùng III

- 2,92 triệu đồng/tháng với doanh nghiệp ở vùng IV

Xem thêm: Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Tác động của tăng lương tối thiểu vùng đến người lao động? (Ảnh minh họa)



2. Thay đổi tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng, đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Đồng thời, Quyết định này cũng chỉ rõ, mức lương tính đóng BHXH từ năm 2018 bao gồm: mức lương và phụ cấp theo lương (phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực…).

Như vậy, nếu mức lương tối thiểu vùng năm 2019 thay đổi thì mức tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của người lao động cũng phải được điều chỉnh để không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Xem thêm: Mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất


3. Tăng mức tiền lương ngừng việc do nguyên nhân khách quan

Khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 quy đinh, nếu người lao động phải ngừng việc do lỗi của người lao động khác gây ra; hoặc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì nguyên nhân khách quan khác thì người lao động và người sử dụng lao động được thỏa thuận về tiền lương ngừng việc. Tuy nhiên, tiền lương ngừng việc không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Theo đó, khi mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thì người lao động và người sử dụng lao động cũng phải thỏa thuận mức lương ngừng việc cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Xem thêm: Trả lương ngừng việc 2018 như thế nào?

Trên đây là một số tác động của việc tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Quý khách hàng hãy tiếp tục đón đọc những tổng hợp của LuatVietnam về tác động của việc tăng lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong bài viết sau. Ngoài ra, quý khách hàng có thể xem thêm về lộ trình tăng lương tối thiểu vùng tại đây.

Tin liên quan:

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng khác nhau như thế nào?

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục