Tăng lương tối thiểu vùng 2018, người lao động được lợi gì?

Chính phủ vừa quyết định tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 - 230.000 đồng so với mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Mức lương mới này sẽ được áp dụng từ năm 2018.

Ngày 07/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng 2018 áp dụng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh tăng từ 180.000 - 230.000 đồng/tháng. Cụ thể, người lao động làm việc tại doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là 3.980.000 đồng/tháng; Vùng II là 3.530.000 đồng/tháng; Vùng III là 3.090.000 đồng/tháng và vùng IV là 2.760.000 đồng/tháng.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó…

Trong khi đó, mức lương tối thiểu hiện đang áp dụng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP, lần lượt là: 3.750.000 đồng/tháng, 3.320.000 đồng/tháng, 2.900.000 đồng/tháng và 2.580.000 đồng/tháng tương ứng với vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

Tăng lương tối thiểu vùng 2018 (Ảnh minh họa)
Việc tăng lương tối thiểu vùng chỉ có lợi cho người lao động trong trường hợp người lao động làm việc ở địa bàn có mức sống thấp, mức lương hiện tại dưới mức lương tối thiểu vùng. Tăng lương sẽ giúp cho đối tượng này có thêm tiền để chi trả cho cuộc sống hàng ngày, đảm bảo mức sống tối thiểu chung. Với những người lao động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mức lương người lao động nhận được là mức lương thỏa thuận với doanh nghiệp và thường cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng. Do đó, việc tăng lương tối thiểu vùng không có nhiều ý nghĩa đối với bộ phận người lao động này.

Về phía doanh nghiệp, tăng lương tối thiểu vùng có thể dẫn đến chi phí nhân công tăng; các khoản trích nộp đóng bảo hiểm tăng, ảnh hưởng đến sản xuất… và vô tình tạo áp lực cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bị tác động lớn về tăng lương tối thiểu chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, thủy sản.

Nghị định 141/2017/NĐ-CP cũng nêu rõ: Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Nghị định 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.