Tăng cường phòng chống đuối nước cho trẻ em hè 2017

Đây là một trong những nội dung được nêu trong Chỉ thị số 1921/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các hoạt động phối hợp quản lý, giáo dục và đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè 2017.

Hè đến mang theo nhiều hoạt động bổ ích cho trẻ em và học sinh nhưng cũng mang đến không ít nỗi lo cho phụ huynh và cộng đồng. Một trong những nguy cơ không thể không nhắc đến trong dịp hè đó là đuối nước.

Hồi đầu tháng 05/2017, một nhóm học sinh cấp 3 ở Thái Nguyên ra sông Cầu tắm, do không biết bơi, 3 em trong số đó đã bị đuối nước dẫn đến tử vong. Sau đó ít lâu, một vụ đuối nước thương tâm khác cũng đã xảy ra khiến 4 học sinh tiểu học ở thành phố Cần Thơ thiệt mạng. Và mới đây nhất là vụ đuối nước ở Bình Định khiến 4 ông cháu tử vong. Ba cháu bé tuổi từ 9 đến 14 tuổi được cha mẹ cho về nhà ông ngoại chơi dịp hè. Trưa ngày 2/6, 4 ông cháu cùng đi ra đồng chăn bò. Sau đó, không thấy 4 ông cháu trở về, mọi người đi tìm thì phát hiện thi thể 4 ông cháu ở dưới sông.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn từ năm 2010-2015, trung bình mỗi năm có khoảng 2.800 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất là từ 5-14 tuổi. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực và cao gấp 8 lần các nước phát triển. Một thực trạng rất đáng báo động.

Hiện tượng đuối nước trước đây chỉ xảy ra ở vùng các nông thôn - nơi có nhiều ao, hồ, sông, suối. Tuy nhiên, gần đây hiện tượng này cũng xảy ra ngay tại bể bơi các thành phố lớn.

Quay lại vấn nạn đuối nước dịp hè. Có thể nói, mùa hè là thời điểm các vụ đuối nước gia tăng cao nhất. Thời tiết nắng nóng cùng với quãng thời gian học sinh, sinh viên được nghỉ học, các em thường đến những nơi có nước để bơi lội, vui chơi, và do thiếu những kỹ năng cần thiết cộng với sự quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến những cái chết thương tâm.


(Ảnh minh họa)

Trước thực trạng này, để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè năm học 2016-2017 và những năm học tiếp theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 1921/CT-BGDĐT về việc tăng cường các hoạt động phối hợp quản lý, giáo dục và đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè. Theo đó, Bộ chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục, quản lý học sinh, tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu. Một trong số này có việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em và Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12/05/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp phòng chống, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh, sinh viên; Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, quán triệt trẻ em, học sinh không được chơi đùa, tắm tại các ao, hồ, sông, suối, hố công trình, những nơi có cảnh báo nguy hiểm; Phối hợp tổ chức cho các em tham gia các lớp học bơi, hướng dẫn học sinh các kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước.

Bạn đọc có thể tải các Chỉ thị về phòng chống đuối nước cho trẻ em và học sinh sau đây để tìm hiểu rõ hơn:

-     - Chỉ thị 1921/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các hoạt động phối hợp quản lý, giáo dục và đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè

-     - Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em

Chỉ thị 1572/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?