Chỉ tạm trú có được thi vào lớp 10 công lập Hà Nội năm nay?

Tháng 6/2022, các trường trung học phổ thông (THPT) tại Hà Nội sẽ tổ chức kì thi vào lớp 10. Trong đó, điều kiện về hộ khẩu của học sinh là một trong những vấn đề được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm.


Điều kiện về hộ khẩu để thi vào lớp 10 công lập không chuyên

Mục II Phần B Kế hoạch Tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 ban hành kèm Quyết định 1117/QĐ-UBND, thí sinh dự tuyển vào các trường THPT công lập không chuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội;

- Có Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo mẫu CT07 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA (trong đó học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh được xác nhận nơi thường trú tại Hà Nội).

Theo quy định trên, nếu chỉ có tạm trú thì thí sinh không được đăng ký thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội. Học sinh hoặc cha mẹ của học sinh thi vào lớp 10 công lập không chuyên tại Hà Nội năm nay phải có hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận là thường trú tại Hà Nội theo mẫu CT07 do cơ quan Công an cấp .

Ngoài ra, mỗi học sinh sẽ được đăng ký 03 nguyện vọng dự tuyển vào 03 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.

Tuy nhiên, nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Toàn thành phố được chia thành 12 khu vực tuyển sinh theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã.

12 khu vực tuyển sinh vẫn áp dụng và duy trì như các năm trước. Cụ thể:

- Khu vực tuyển sinh 1 gồm các quận: Ba Đình, Tây Hồ.

- Khu vực tuyển sinh 2 gồm các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

- Khu vực tuyển sinh 3 gồm các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

- Khu vực tuyển sinh 4 gồm quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

- Khu vực tuyển sinh 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

- Khu vực tuyển sinh 6 gồm các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

- Khu vực tuyển sinh 7 gồm các quận: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng.

- Khu vực tuyển sinh 8 gồm các huyện: Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây.

- Khu vực tuyển sinh 9 gồm các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai.

- Khu vực tuyển sinh 10 gồm quận Hà Đông và các huyện: Chương Mỹ, Thanh Oai.

- Khu vực tuyển sinh 11 gồm các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên.

- Khu vực tuyển sinh 12 gồm các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức.

tam tru co duoc thi vao lop 10 cong lap ha noi
Chỉ tạm trú có được thi vào lớp 10 công lập Hà Nội năm nay? (Ảnh minh họa)

Học sinh các tỉnh có được thi vào trường chuyên Hà Nội?

Đối với các trường THPT chuyên Hà Nội, theo Mục II Phần B Kế hoạch tuyển sinh năm 2022, điều kiện dự tuyển được quy định như sau:

- Đối với thí sinh có hộ khẩu Hà Nội:

+ Học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hoặc có Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo mẫu CT07 (trong đó học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh được xác nhận nơi thường trú tại Hà Nội).

+ Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp trung học cơ sở (THCS) từ khá trở lên.

+ Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.

- Đối với thí sinh các tỉnh khác:

Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có kết quả học tập năm học lớp 9 THCS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên Trường THPT Chu Văn An.

Theo quy định trên, với các trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ và Trường THPT Sơn Tây, học sinh hoặc phụ huynh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì mới được đăng ký thi.

Chỉ riêng trường THPT chuyên Chu Văn An là nhận thí sinh các tỉnh khác từ phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh đăng ký dự tuyển.

Trên đây là một số thông tin giải đáp về: Tạm trú có được thi vào lớp 10 công lập Hà Nội không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ:  1900.6192  để được hỗ trợ.

>> 5 điều thí sinh cần chú ý về kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội 2022

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Trong một số trường hợp nhất định, việc nhặt được tài sản của người khác làm rơi hoặc để quên mà cố tình không trả lại được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu, nhà đầu tư nhận lại tiền thế nào?

Thời gian qua, không ít tổ chức phát hành trái phiếu bị xử lý khi phát hành trái phiếu sai quy định, công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin... Vậy trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ nhận lại tiền thế nào khi huỷ bỏ đợt chào bán trái phiếu?