Tài xế gây tai nạn cố ý cán chết người, mức phạt thế nào?

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp tài xế gây tai nạn và cố tình cán chết người bị hại để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng... Vậy tài xế gây tai nạn cố ý cán chết người bị xử lý thế nào?


Mức phạt với tài xế gây tai nạn chết người

Trường hợp làm chết người do vi phạm quy định về an toàn giao thông

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông dẫn đến tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó, mức phạt đối với người phạm tội là phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm.

Nếu làm chết 02 người thì bị phạt tù từ 03 - 10 năm, làm chết từ 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm.

Trường hợp cố tình lái xe gây tai nạn chết người

Người tham gia giao thông gây tai nạn chết người có thể thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người nếu ý thức được hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm về tính mạng cho người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hoặc để mặc hậu quả xảy ra.

Cụ thể, Điều 123 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt với người phạm tội giết người là phạt tù từ 07 - 15 năm.

Trường hợp phạm tội với tính chất côn đồ, có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, vì động cơ đê hèn hoặc nạn nhân từ 02 người trở lên… người phạm tội thậm chí còn có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Cố tình cán chết người bị tai nạn - Án lệ cảnh báo các tài xế

Ngoài việc áp dụng các quy định trong Bộ luật Hình sự, khi xét xử, hội đồng xét xử Tòa án còn phải nghiên cứu, áp dụng án lệ tương tự để giải quyết.

Ngày 05/02/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Án lệ 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn. Cụ thể:

Khoảng 16h ngày 31/5/2016, Phan Đình Q điều khiển ô tô tải lưu thông trên quốc lộ 1A. Đi cùng chiều với Q là em Hoàng Đức P điều khiển xe máy điện trên phần đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ.

Đang lưu thông trên đường thì Q bất ngờ rẽ phải đi vào đường liên xã, cùng lúc này xe của P cũng vừa đi đến. Do không quan sát kỹ nên ôtô của Q đã va chạm và gây tai nạn với xe máy điện của P. Hậu quả là xe của em P bị cuốn vào gầm ô tô.

Sau khi va chạm, Q xuống khỏi xe để kiểm tra thì phát hiện P nằm dưới gầm xe, bị bánh phía sau bên phụ của ô tô đè lên vai, gáy.

Q quan sát gần một phút rồi lên xe cho xe chạy tới đè qua đầu P, làm nạn nhân vỡ sọ não và tử vong ngay tại chỗ.

Viện Kiểm sát huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh truy tố Phan Đình Q về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, qua thẩm vấn tại phiên tòa, hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh cho rằng hành vi của Q là phạm tội giết người chứ không phải tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Hồ sơ vụ án được chuyển lên cấp tỉnh để điều tra, truy tố, xét xử Q về tội giết người.

Xét xử sơ thẩm lần 2, Tòa án tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt bị cáo Q với mức án 12 năm tù về Tội giết người. Tuy nhiên, bản án này tiếp tục bị Viện kiểm sát cấp cao Hà Nội kháng nghị.

Sau quá trình xét xử, Tòa án cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt Q mức án 13 năm 6 tháng tù về Tội giết người.

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp tài xế gây tai nạn và cố tình chèn lên người bị hại. Trước đây, những vụ việc như vậy thường áp dụng quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bởi các tài xế phủ nhận hành vi cố ý giết người, hồ sơ vụ án lại thiếu chứng cứ.

Tuy nhiên với án lệ này, các tòa có thể nghiên cứu áp dụng trong quá trình xét xử sao cho phù hợp với tình huống vụ án. Đây sẽ là một lời cảnh báo cho những người tham gia giao thông gây tai nạn và có ý định chèn lên người bị nạn để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, bồi thường hay vì một lý do nào khác.

tai xe gay tai nan co y can chet nguoiTài xế gây tai nạn cố ý cán chết người, mức phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Chi phí bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn chết người

Theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, nếu xảy ra tai nạn giao thông mà không phải do lỗi của người bị thiệt hại, không thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì người trực tiếp điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ là ô tô, xe máy,… có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn.

Nếu lái xe gây tai nạn chết người, Điều 591 Bộ luật Dân sự quy định về các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, lái xe gây tai nạn phải bồi thường những chi phí sau:

- Các chi phí bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm, bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định, không xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc trong thời gian điều trị;

+ Thiệt hại khác do pháp luật quy định.

- Chi phí hợp lý cho mai táng.

- Tiền cấp dưỡng cho những người thân mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Tiền bù đắp về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng hoặc người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại sẽ được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm về tính mạng không quá 100 lần mức lương cơ sở.

Trên đây là một số quy định đê xử lý trường hợp tài xế gây tai nạn cố ý cán chết người. Nếu có thắc mắc nào khác về lĩnh vực hình sự, bạn đọc có thể gọi đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

>> Trường hợp nào lái xe gây tai nạn chết người không phải ngồi tù?
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ vụ mỳ ăn liền bị thu hồi: Chất cấm trong thực phẩm được quy định thế nào?

Từ vụ mỳ ăn liền bị thu hồi: Chất cấm trong thực phẩm được quy định thế nào?

Từ vụ mỳ ăn liền bị thu hồi: Chất cấm trong thực phẩm được quy định thế nào?

Mới đây, một loại mỳ ăn liền Việt Nam xuất khẩu đã bị thu hồi tại nước ngoài do chứa chất cấm. Việc sử dụng chất cấm trong thực phẩm là hành vi vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây hoang mang cho người tiêu dùng.