Tại sao phải đăng ký bảo hộ tên kênh YouTube?

Youtube là nền tảng cho phép chia sẻ video thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và có vô vàn kênh Youtube với tên gọi riêng biệt. Đó có thể là tên gọi và/hoặc biểu tượng mà chủ kênh sử dụng để phân biệt với các kênh Youtube khác.

Đăng ký bảo hộ tên kênh Youtube là gì?

Xuất phát từ bản chất đăng ký nhãn hiệu, là nhằm mục đích phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các cá nhân/tổ chức khác nhau. Nhãn hiệu vừa giúp khách hàng nhận diện được hàng hóa/dịch vụ của công ty nào, vừa giúp phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các công ty với nhau.

Tương tự, tên kênh Youtube và logo chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất để phân biệt giữa hàng nghìn kênh Youtube khác nhau. Mỗi kênh sẽ được chủ kênh tạo tên riêng để người xem nhận biết và phân biệt với các kênh khác.

Có thể thấy, đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube là đăng ký bảo hộ: Tên kênh và logo/hình ảnh kênh nhằm mục đích bảo hộ độc quyền cho tên gọi và logo/hình ảnh đó trong lĩnh vực đăng ký.

tại sao phải đăng ký bảo hộ tên kênh youtubeTại sao phải đăng ký bảo hộ tên kênh Youtube (Ảnh minh họa)

Ý nghĩa của đăng ký bảo hộ tên kênh Youtube

Người xem và cộng đồng mạng đủ tỉnh táo để nhận biết và phân biệt kênh chính chủ và kênh giả mạo. Vì sao phải đăng ký bảo hộ cho tên kênh Youtube? Nếu biết đến bài viết này, và bạn đang làm Youtube, nhất định phải tìm hiểu và đăng ký thương hiệu kênh Youtube vì những lợi ích sau:

Thứ nhất, tạo sự nhất quán trong suốt quá trình sử dụng

Nếu không tin, bạn hãy mở các video của các kênh như: Vật vờ Studio; Gia đình Cam Cam; MixiGaming,… xuyên suốt các video nếu không sử dụng logo làm thumbnail thì hình ảnh nhãn hiệu đã đăng ký cũng sẽ xuất hiện ở đầu/cuối mỗi video. Việc sử dụng hình ảnh xuyên suốt không chỉ giúp người xem ấn tượng và ghi nhớ còn là sự khẳng định về nội dung đã đăng ký bảo hộ.

Thứ hai, tạo sự chuyên nghiệp khi hoạt động, làm nghề

Nhu cầu đọc, nghe, xem từ người dùng ngày càng nhiều. Cải tiến về nội dung, cách truyền đạt và hình thức thể hiện cũng là cách để thu hút thêm người theo dõi. Việc đăng ký nhãn hiệu có thể làm phát sinh quyền lợi và được bảo vệ về pháp luật, còn việc xây dựng nội dung thu hút và hình ảnh trau chuốt giúp người xem ấn tượng và hình thành nên cá tính riêng cho từng kênh. Chắc chắn, Youtuber nào cũng mong muốn người xem đánh giá kênh của mình là chuyên nghiệp và tin tưởng vào nội dung từ kênh.

Thứ ba, có cơ sở pháp lý để bảo vệ kênh

Bảo hộ nhãn hiệu kênh Youtube là sự ghi nhận của Cơ quan nhà nước về quyền sở hữu độc quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu- tên (và logo) kênh Youtube. Bảo hộ độc quyền đồng nghĩa với thành công tạo ra tấm khiên bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu.

Thứ tư, ngăn chặn đối thủ cạnh tranh, đăng ký và sử dụng vào mục đích xấu;

Nhãn hiệu tại Việt Nam được bảo hộ theo nguyên tắc “first to file” nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Do đó, văn bằng chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Chính thức là chủ sở hữu nhãn hiệu tên kênh cũng là sự khẳng định “chủ quyền” đối với những đối thủ hoặc đối tượng có mục đích xấu với tên kênh của bạn.

Thứ năm, khuyến khích sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh.

Bảo hộ tên kênh thành công còn khuyến khích những chủ kênh khác tiến hành việc đăng ký hoặc ít nhất là lưu tâm hơn đến vấn đề bảo hộ thương hiệu. Nếu chủ kênh nào cũng đăng ký độc lập, trung thực sẽ tạo ra môi trường sáng tạo nội dung lành mạnh.

Bởi những lý do trên mà những người làm nội dung, chủ kênh Youtube rất cần quan tâm đến vấn đề bảo hộ tên kênh Youtube của mình. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.