Tại sao không được bắt người vào ban đêm?

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nhấn mạnh nguyên tắc không được bắt người vào ban đêm. Tại sao lại có quy định này?

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã”. Trong đó, ban đêm được hiểu là từ 22 giờ đến 06 sáng hôm sau.

Như vậy, nếu không phải là trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang truy nã, công an tuyệt đối không được bắt người vào ban đêm. Mọi hành vi bắt người vào ban đêm, nếu không thuộc hai trường hợp nêu trên, đều được coi là trái luật và người bị bắt có quyền yêu cầu khiếu nại, bồi thường thiệt hại.

Tại sao không được bắt người vào ban đêm?

Không được bắt người vào ban đêm (Ảnh minh họa)

Vậy, tại sao không được bắt người vào ban đêm?

Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn, giải thích chính thức nào về việc không được bắt người vào ban đêm. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc pháp luật cấm bắt người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự, tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến những người xung quanh, bởi ban đêm là thời điểm hầu hết mọi người đều đang ngủ.

Hơn nữa, việc bắt người vào ban đêm còn không đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động bắt giữ. Cũng chính vì vậy mà ngoài quy định không được bắt người vào ban đêm, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:

- Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm (khoản 6, Điều Điều 127);

- Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ  trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 3 Điều 183);

- Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 1 Điều 195);

- Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm (khoản 3 Điều 443).

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 04 nội dung chính là: (1) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; (2) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3) Vốn điều lệ; (4) Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật .