Tài khoản thu phí thường niên là gì? Cách tra cứu tài khoản thu phí thường niên

Hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên phổ biến, do đó số lượng người sử dụng thẻ ATM này càng nhiều. Và chắc hẳn với những người sử dụng thẻ đều biết đến “tài khoản thu phí thường niên”. Vậy, tài khoản thu phí thường niên là gì?

1. Tài khoản thu phí thường niên là gì?

1.1 Phí thường niên là gì? Khác gì với phí duy trì tài khoản

Phí thường niên là khoản phí mà khách hàng phải đóng để duy trì và sử dụng một dịch vụ nào đó của ngân hàng. Khoản phí này thường gặp nhất ở các loại thẻ là: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng. Lưu ý, nếu khách hàng chỉ sử dụng tài khoản mà không dùng thẻ ngân hàng thì sẽ không phải đóng phí thường niên.

Trong đó, đối với thẻ ghi nợ nội địa, ngân hàng sẽ trừ trực tiếp vào tài khoản, trường hợp tài khoản không có tiền, ngân hàng sẽ thu vào lần tiếp theo. Đối với thẻ tín dụng, phí này sẽ được tính chun vào hạn mức tháng thu phí.

Thực tế, có nhiều người còn nhầm lẫn giữa phí thường niên và phí duy trì tài khoản mặc dù đây là hai loại phí hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản của 02 loại phí này:

Loại phí

Phí thường niên

Phí duy trì tài khoản

Đối tượng áp dụng

Thẻ ATM ngân hàng

Tài khoản ngân hàng

Định kỳ thu phí

Mỗi năm một lần

Mỗi tháng một lần

Điều kiện miễn phí

Đạt tổng chi tiêu thẻ theo quy định từng loại thẻ

Đảm bảo số dư tối thiểu đạt mức quy định của ngân hàng

1.2 Tài khoản thu phí thường niên là gì?

Tài khoản thu phí thường niên là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản thẻ thanh toán, số tài khoản thẻ tín dụng… Theo đó, số tài khoản sẽ được ngân hàng cung cấp khi khách hàng đăng ký làm thẻ ATM.

Khi nhận thẻ, khách hàng sẽ được phát một phong bì bên trong có đầy đủ thông tin về tài khoản kèm mã pin. Ngân hàng sẽ trừ tiền trực tiếp qua số tài khoản khi khách hàng sử dụng dịch vụ như thanh toán, chuyển khoản…

tai khoan thu phi thuong nien la gi
Tài khoản thu phí thường niên là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản thẻ thanh toán,...(Ảnh minh họa)

2. Phí thường niên của các loại thẻ 2022 là bao nhiêu?

Bên cạnh việc tìm hiểu tài khoản thu phí thường niên là gì thì mức phí thường niên cũng là vấn đề mà người dùng thẻ quan tâm.

Mỗi ngân hàng sẽ quy định về mức phí thường niên khác nhau, đồng thời mức phí này sẽ phụ thuộc vào loại thẻ ngân hàng mà khách hàng sử dụng.

- Đối với thẻ ghi nợ nội địa: Phí dao động từ 50 - 100.000 đồng;

- Đối với thẻ thanh toán quốc tế: Mức phí được quy định tùy theo giá trị của loại thẻ, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đang áp dụng mức phí 100.000 đồng đối với thẻ thường và có thể lên đến 500.000 đồng với thẻ có giá trị cao hơn.

- Đối với thẻ tín dụng: Phí thường niên thẻ tín dụng thường cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa, bù lại khách hàng sẽ được nhận nhiều ưu đãi hơn so với thẻ thông thường.

Dưới đây là bảng phí thường niên của các ngân hàng năm 2022 (lưu ý, bảng này chỉ mang tính chất tham khảo):

Ngân hàng

Mức thu phí thường niên (VNĐ)

BIDV

200.000

VietcomBank

100.000

VietinBank

120.000

VPBank

250.000

TPBank

250.000

HD Bank

220.000

AgriBank

100.000

EximBank

300.000

3. Bật mí các cách giảm phí thường niên thẻ ATM hiệu quả

Trường hợp phí thường niên cao cũng là lý do khiến nhiều người e ngại khi sử dụng thẻ, tuy nhiên người dùng vẫn có thể giảm phí thường niên khi sử dụng thẻ ATM thông qua một trong các cách sau:

3.1 Chọn thẻ được tích điểm thưởng

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng đang áp dụng chính sách tích lũy điểm thưởng để đổi phí thường niên, tiêu biểu như ngân hàng TP Bank, HSBC…

Với chính sách này, khi dùng thẻ để chi tiêu bạn sẽ được quy đổi thành điểm thưởng, số điểm thưởng này sẽ được tích lũy và quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên áp dụng cho năm tiếp theo.

3.2 Thỏa thuận trực tiếp với ngân hàng

Phí thường niên là một trong các loại phí sử dụng thẻ nhưng khách hàng vẫn có thể đàm phán với phía ngân hàng để được miễn hoặc giảm phí thường niên. Tuy nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của ngân hàng cũng như khả năng của khách hàng.

3.3 Chọn ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi

Hiện ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại mới được thành lập, do đó các ngân hàng sẽ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng sự thu hút khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể chọn những ngân hàng đem đến dịch vụ và trải nghiệm tốt, đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có miễn phí thường niên từ 01 - 02 năm khi mở thẻ.

3.4 Tận dụng các chương trình khuyến mãi của ngân hàng

Ngân hàng thường có các chương trình giảm giá, ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng với mức ưu đãi có thể lên tới 50 - 70%. Do đó, khách hàng hãy tận dụng những chương trình ưu đãi này này để mua sắm hàng hóa. Khoản ưu đãi sẽ được dùng để bù đắp cho phí thường niên hàng năm.

Đối với thẻ thanh toán, khách hàng có thể giảm phí thường niên bằng cách duy trì hạn mức tiền trong tài khoản đồng thời đáp ứng được yêu cầu khác của ngân hàng.

tai khoan thu phi thuong nien la gi
4 cách giảm phí thường niên ATM hiệu quả (Ảnh minh họa)

4. Quên tài khoản thu phí thường niên có sao không?

Trong quá trình sử dụng thẻ thu phí thường niên, không ít trường hợp người sử dụng quên số tài khoản thu phí thường niên. Mỗi người có thể sở hữu cho mình nhiều số tài khoản khác nhau trong cùng một ngân hàng, do đó việc quên số tài khoản thẻ thu phí thường niên là hết sức bình thường.

Như đã trình bày ở phần trước, tài khoản thu phí thường niên là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản thẻ thanh toán, số tài khoản thẻ tín dụng… Vì thế, trường hợp không nhớ số tài khoản thu phí thường niên tức bạn cũng không thể nhớ được số tài khoản của thẻ ATM, thẻ thanh toán… Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thanh toán, giao dịch dưới hình thức chuyển khoản. Đồng thời cũng không thể cung cấp số tài khoản để nhận tiền từ nười khác.

Việc quên số tài khoản thu phí thường niên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ và trong các trường hợp cần kê khai thông tin, tuy nhiên người dùng cũng không cần quá lo lắng bởi vẫn có những cách tra cứu số tài khoản thu phí thường niên đơn giản mà hiệu quả.

5. Cách tra cứu tài khoản phí thường niên khi bị quên

Dưới đây là một số cách tra cứu đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng trong trường hợp người dùng quên số tài khoản thu phí thường niên:

5.1 Tra cứu tại quầy giao dịch

Bạn có thể tới quầy giao dịch, chi nhánh của ngân hàng mở thẻ nơi gần nhất để tra cứu số tài khoản thu phí thường niên. Các bước thực hiện như sau:

Bước 01

Đi đến những chi nhánh, Phòng giao dịch gần nhất rồi thông báo với nhân viên giao dịch về nhu cầu kiểm tra tài khoản thu phí thường niên.

Bước 02:

Cung cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người mở thẻ cho giao dịch viên để họ tra cứu số tài khoản.

Bước 03:

Chờ đời từ 02 - 03 phút để nhận kết quả tra cứu.

Với cách này, khách hàng có thể trực tiếp được giao dịch viên cung cấp số tài khoản thu phí thường niên đòng thời có thể hỏi thêm các vướng mắc có liên quan tuy nhiên khách hàng có thể mất thời gian đi lại và chờ đợi đến lượt.

5.2 Gọi tới tổng đài CSKH của ngân hàng phát hành thẻ

Quý khách hàng có thể tra cứu số tài khoản thu phí thường niên thông qua cách gọi tới số tổng đài của ngân hàng mở thẻ. Sau đó, bạn chỉ việc cung cấp số Chứng minh nhân dân với tổng đài viên để họ xác nhận khách hàng ngân hàng rồi tiến hành tra cứu, lấy lại số tài khoản thu phí thường niên.

Số tổng đài của một số ngân hàng phổ biến:

- Tổng đài của BIDV: 1900 9247.

- Tổng đài của Techcombank: 1800 588 822/ 024 3944 6699.

- Tổng đài của HSBC: (84 28) 37 247 247 (miền Nam) hoặc (84 24) 62 707 707 (miền Bắc).

- Tổng đài của Agribank: 1900558818.

- Tổng đài của Vietinbank: 1900 558 868 / (+84) 24 3941 8868.

- Tổng đài của Vietcombank: 1900545413…

5.3 Kiểm tra tài khoản thu phí thường niên bằng SMS banking

Đối với các khách hàng sử dụng SMS banking, khi có giao dịch phát sinh trừ tiền hoặc cộng thêm tiền vào tài khoản, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn có biến động số dư.

Nội dung tin nhắn đề cập đến số tài khoản thu phí thường niên, do đó khách hàng chỉ cần lưu ý điểm này và lưu lại tin nhắn để có thể tra cứu lại số tài khoản thu phí thường niên.

5.4 Tra cứu bằng dịch vụ Internet Banking

Để tra cứu số tài khoản thu phí thường niên bằng ứng dụng ngân hàng số, khách hàng có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau.

Bước 01: Mở app ngân hàng số.

Bước 02: Bấm chọn TÀI KHOẢN.

Bước 03: Lựa chọn vào tính năng VẤN TIN TÀI KHOẢN.

Bước 04: Hệ thống sẽ hiện ra các thông tin tài khoản sau:

- Số tài khoản;

- Tên chủ tài khoản;

- Số dư tài khoản...

Khi đó, khách hàng hoàn toàn có thể ghi lại để lưu số tài khoản.

6. Một số lưu ý về phí thường niên khi sử dụng thẻ ngân hàng

6.1 Không sử dụng thẻ tín dụng vẫn phải đóng phí thường niên:

Đối với thẻ tín dụng, khách hàng phải đóng phí thường niên ngay cả khi không sử dụng thẻ. Trường hợp khóa thẻ nhưng không làm thủ tục để hủy thẻ, khách hàng vẫn phải đóng loại phí này. Điều này có nghĩa, nếu khách hàng không đóng phí thường niên sẽ bị phạt.

Bên cạnh đó, việc không đóng phí thường niên thẻ tín dụng dài hạn sẽ khiến khách hàng nằm trong danh sách nợ xấu được lưu trữ trên CIC. Điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, dẫn đến nhiều khó khăn cho việc vay vốn về sau.

6.2 Thời gian thu phí và cách tính

Phí thường niên thường được tính và thu vào tháng 12, trường hợp thời gian tham gia của khách hàng chưa đủ năm thì thu theo số tháng tham gia thực tế trong năm.

Theo đó, dố tháng tham gia được tính như sau:

+ Nếu khách hàng tham gia trước ngày 15 trong tháng: Tính phí kể từ tháng bắt đầu tham gia trở đi.

+ Nếu khách hàng tham gia tử ngày 15 trở đi trong tháng: Tính phí từ tháng liền kề sau của tháng tham gia trở đi.

Trên đây là giải đáp về Tài khoản thu phí thường niên là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

Chứng quyền là gì? Cần biết gì về chứng quyền trước khi đầu tư?

Chứng quyền là gì? Cần biết gì về chứng quyền trước khi đầu tư?

Chứng quyền là gì? Cần biết gì về chứng quyền trước khi đầu tư?

Chứng quyền là gì? Cần biết gì về chứng quyền trước khi đầu tư? Là những vấn đề mà nhiều người còn chưa hiểu rõ. Bởi, với những người chưa từng chơi chứng khoán hoặc đang trong quá trình tìm hiểu về chứng khoản có lẽ không phải ai cũng biết đến thuật ngữ này.