Hiểu đúng về tách khẩu, chuyển khẩu và nhập hộ khẩu

Nhiều người chưa hiểu rõ thế nào là tách khẩu, chuyển khẩu, nhập hộ khẩu và sử dụng nhầm lẫn các khái niệm đó với nhau. Trong bài viết này, Luatvietnam sẽ làm rõ các quy định của pháp luật về các vấn đề trên.

Tách hộ khẩu - ra đời thêm một hộ mới

Tách hộ khẩu (tách hộ) là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong hộ khẩu làm các thủ tục xóa tên trong hộ khẩu đó (xóa đăng ký thường trú) và đăng ký hộ mới (tại cùng chỗ ở hợp pháp đó).

Như vậy, kết quả của việc tách hộ là việc cho ra đời một hộ mới có thông tin của người được tách khẩu. Trường hợp chỉ có một người tách khẩu thì người đó sẽ đứng tên làm chủ hộ trong hộ khẩu mới. Nếu có nhiều người tách khẩu và đăng ký chung một hộ khẩu mới thì sẽ thỏa thuận một người là chủ hộ.

Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp bị cấm đăng ký thường trú mới quy định tại Điều 23 Luật Cư trú.

Thông thường, người dân thực hiện việc tách hộ để được mua điện, nước với giá rẻ hơn hoặc để tránh rắc rối khi chung hộ khẩu.

Ví dụ: Ông A và bà B có con trai là C. 03 người có chung hộ khẩu. Nay C lấy vợ là D, sau đó, C và D tách ra thành hộ mới dù vẫn ở chung với A và B.

Khi tách Sổ hộ khẩu, một Sổ hộ khẩu mới sẽ ra đời (Ảnh minh họa)

Chuyển hộ khẩu - xóa tên khỏi hộ khẩu

Chuyển hộ khẩu là việc một người đang có tên trong hộ khẩu này, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một hộ khẩu khác. Việc này thường xảy ra khi chuyển nơi thường trú.

Từ ngày 01/7/2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, thủ tục chuyển hộ khẩu đã bị bãi bỏ. Người dân khi chuyển đi nơi khác không cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu mà trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm chuyển hộ khẩu cũng thường được dùng nếu một người chuyển nơi thường trú từ nơi này đến nơi khác.

Ví dụ: A có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hưng Yên. Nay A đến Hà Nội mua nhà và sinh sống ở đó, A sẽ chuyển hộ khẩu đến Hà Nội.

Nhập hộ khẩu - chuyển đến nơi thường trú mới

Nhập hộ khẩu hay còn gọi là thủ tục đăng ký thường trú. Theo đó, đăng ký thường trú được hiểu là việc chuyển vào sinh sống tại một địa chỉ và đăng ký ghi tên vào hộ khẩu của gia đình tại địa chỉ đó hoặc đăng ký hộ khẩu mới tại địa chỉ đó (Ví dụ: A mua nhà Hà Nội và sắp nhập khẩu Hà Nội)

Như vậy, kết quả của việc nhập hộ khẩu là tên người đó có trong hộ khẩu của gia đình khác đang sinh sống tại địa chỉ đó hoặc lập hộ mới tại địa chỉ đó.

Theo Luật Cư trú 2020, người dân có thể nhập hộ khẩu vào nhà do mình mua, nhập hộ khẩu vào nhà người thân hoặc nhập hộ khẩu vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ...

Chẳng hạn, A thuê nhà ông B. A xin nhập hộ khẩu vào cùng hộ gia đình ông B. Đây là trường hợp nhập hộ khẩu vào nhà thuê.

C lấy D và nhập hộ khẩu vào cùng nhà với D. Đây là trường hợp nhập hộ khẩu cho vợ theo chồng.

Hồ sơ đăng ký thường trú gồm:

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp nhập khẩu về nhà người thân hoặc chứng minh diện tích bình quân...

Xem thêm: Cập nhật điều kiện đăng ký thường trú trên cả nước từ 01/7/2021

Trên đây là cách hiểu đúng về tách khẩu, chuyển khẩu và nhập hộ khẩu Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Thủ tục đăng ký thường trú online ngay tại nhà

>> Cách phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú từ 01/7/2021

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục