Sự khác biệt giữa khi yêu và khi cưới

Dưới góc độ pháp luật, khi yêu và khi kết hôn có rất nhiều điều khác biệt. Dưới đây là những so sánh thú vị của LuatVietnam.

Sự khác biệt trước và sau khi yêu và khi cưới

Sự khác biệt giữa khi yêu và khi cưới (Ảnh minh họa)

1. Khi yêu bất chấp tuổi tác, khi cưới phải đủ tuổi

Trong tình yêu, luật không giới hạn tuổi tác.

Nhưng khi kết hôn, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ nhất định phải từ đủ 18 tuổi (theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

2. Khi yêu không sống chung, khi cưới phải sống chung

Khi yêu mà sống chung thì được gọi là “sống thử” - không được pháp luật thừa nhận và còn đối mặt với rất nhiều rủi ro.

Trong khi đó, vợ chồng phải có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và có lý do chính đáng khác (theo khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

3. Khi yêu có tài sản riêng, khi cưới có cả tài sản chung

Khi yêu, tài sản của hai người thường là độc lập.

Khi cưới, vợ chồng có tài sản chung. Đây là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh… phát sinh từ tài sản khác và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân (theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

4. Hết yêu thì chia tay, sau kết hôn là ly hôn

Kết thúc mối quan hệ tình cảm khi yêu là chia tay.

Kết thúc mối quan hệ hôn nhân thì phải làm thủ tục ly hôn. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

5. Khi yêu, có thể yêu nhiều người cùng lúc, khi cưới… dễ bị đi tù

Khi yêu, có thể yêu nhiều người cùng lúc mà không có chế tài pháp luật nào xử lý.

Trong khi đó, nguyên tắc của hôn nhân là “một vợ một chồng” nên nếu có mối quan hệ với người thứ 3 thì được coi là ngoại tình và bị pháp luật xử lý nghiêm khắc (Xem thêm Ngoại tình có thể bị phạt tù đến 3 năm”).

Tóm lại, yêu đương là mối quan hệ tự do không bị pháp luật ràng buộc, trong khi đó, kết hôn thì phải tuân theo những quy định nhất định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Xem thêm:

Trước và sau khi kết hôn nhất định phải biết những điều này

Thủ tục đăng ký kết hôn: Những điều cần biết 2018

Luật Hộ tịch: 8 điểm nổi bật nhất năm 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.