Sự khác biệt giữa Phóng viên và Nhà báo

Phóng viên - nhà báo đều là những người tham gia vào đội ngũ sản xuất tin bài, được cơ quan báo chí cử đi tác nghiệp, nhưng giữa hai đối tượng này vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Nhà báo và phóng viên khác nhau thế nào?

Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể nào trong các văn bản pháp luật về phóng viên. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 25 của Luật Báo chí 2016 chỉ rõ: "Nhà báo là người hoạt động báo chí. Được cấp thẻ nhà báo".

Điều 26 quy định cụ thể hơn về những người được cấp thẻ nhà báo bao gồm:

- Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
- Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
- Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
- Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
- Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương
Sự khác biệt giữa Phóng viên và Nhà báo

Nhiều người chưa hiểu về sự khác nhau giữa Phóng viên và Nhà báo (Ảnh minh họa)

Như vậy, có thể hiểu nhà báo là danh từ chỉ chung tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Trong khi đó, phóng viên là danh từ chỉ chức danh công việc, là người trực tiếp đi lấy tin bài, khai thác thông tin và viết bài, tổ chức sản xuất tác phẩm báo chí (viết, hình, tiếng). Phóng viên bao gồm phóng viên có thẻ và phóng viên chưa có thẻ nhà báo.

Pháp luật bảo vệ phóng viên, nhà báo như thế nào?

Tại Luật Báo chí 2016, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

Từ năm 2014, Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực báo chí chính thức có hiệu lực, đây được coi là hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi của người cầm bút, trong đó có cả phóng viên - những “nhà báo không thẻ”.

Nghị định này quy định một số mức phạt đáng chú ý như sau:

- Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên;

- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;

- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hoặc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên; Hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tỷ lệ chọi cao ngất, điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ thế nào?

Tỷ lệ chọi cao ngất, điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ thế nào?

Tỷ lệ chọi cao ngất, điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ thế nào?

Cũng như các thí sinh khác trên cả nước, các thí sinh ở Hà Nội đã trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vô cùng căng thẳng, do tỷ lệ chọi năm nay ở mức cao kỷ lục. Điều mà các thí sinh, phụ huynh băn khoăn, lo lắng lúc này chính là điểm thi và điểm chuẩn.