So sánh Luật Đầu tư 2020 và Luật Đầu tư 2014

Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Luật Đầu tư 2014. Tham khảo những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư 2020 qua bảng so sánh Luật Đầu tư 2020 và Luật Đầu tư 2014 dưới đây:

Luật Đầu tư 2020

Luật Đầu tư 2014

(đã được sửa đổi năm 2016)

1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Cấm mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (điểm đ khoản 1 Điều 6)

Cấm mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người (điểm đ khoản 1 Điều 6)

Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ (điểm h khoản 1 Điều 6)

Là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV – Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện)

2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Loại bỏ nhiều ngành, nghề ra khỏi Danh sách ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như:

1- Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại

2- Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

3- Sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LGP)

4- Xuất khẩu, nhập khẩu điện

5- Nhượng quyền thương mại

6- Kinh doanh dịch vụ Logistic

7- Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển

8- Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản

9- Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư

10- Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện…

Bổ sung một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như:

1- Cai nghiện thuốc lá, điều trị HIV/AIDS, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em

2- Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt)

3- Kinh doanh dịch vụ kiến trúc

4- Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu

5- Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử

6- Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu

7- Đăng kiểm tàu cá

8- Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá

Không quy định

3. Hình thức ưu đãi đầu tư

Bổ sung hình thức ưu đãi: Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế (điểm d khoản 1 Điều 15)

Không quy định

4. Đối tượng ưu đãi đầu tư

Điểm c khoản 1 Điều 15: Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động

Điểm c khoản 1 Điều 15: Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư

Điểm d khoản 2 Điều 15: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật

Điểm d khoản 2 Điều 15: Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên

Điểm đ khoản 2 Điều 15: Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Điểm đ khoản 2 Điều 15: Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ

Điểm e khoản 2 Điều 15: Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;

Không quy định

Điểm g khoản 2 Điều 15: Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Không quy định

5. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư

Bổ sung thêm một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư so với hiện nay, gồm:

- Sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ (điểm a khoản 1 Điều 16)

- Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển (điểm d khoản 1 Điều 16)

- Giáo dục đại học (điểm i khoản 1 Điều 16)

- Bảo quản thuốc, sản xuất trang thiết bị y tế (điểm k khoản 1 Điều 16)

- Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành (điểm o khoản 1 Điều 16)

Không quy định

6. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt

Bổ sung quy định về việc ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt tại Điều 20

Không quy định

7. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (điểm c khoản 1 Điều 22)

Không quy định

8. Tiêu chí xác định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

(khoản 1 Điều 23)

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

(khoản 1 Điều 23)

9. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Khoản 2 Điều 24 quy định nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận, quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Không quy định

10. Nơi nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (khoản 1 Điều 34)

Trước đây nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư (khoản 1 Điều 35)

Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (khoản 1 Điều 35)

Trước đây nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư (khoản 1 Điều 34)

11. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

Bổ sung quy định về ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài tại Điều 53:

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.

Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Không quy định

12. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

Bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện tại Điều 54, cụ thể:

Ngân hàng

Bảo hiểm

Chứng khoán

Báo chí, phát thanh, truyền hình

Kinh doanh bất động sản

Không quy định


Trên đây là bảng so sánh Luật Đầu tư 2020 và Luật Đầu tư 2014. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Tổng hợp 7 điểm mới của Luật Đầu tư 2020

Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem chi tiết phân tích so sánh này. Nếu Quý khách chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây!
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục