So sánh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

Trong phạm vi bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp cho độc giả những điểm giống và khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên để có sự lựa chọn thích hợp khi muốn thành lập doanh nghiệp.

So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH qua các tiêu chí dưới đây:

CÔNG TY TNHH

2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN

GIỐNG NHAU

- Đều là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Đều có tư cách pháp nhân;

- Có nhiều chủ sở hữu;

- Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty;

- Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.

KHÁC NHAU

Cơ sở pháp lý

Điều 47 - Điều 72 Luật Doanh nghiệp 2014

Điều 110 - Điều 171 Luật Doanh nghiệp 2014

Số lượng

thành viên

Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa.

Cấu trúc vốn

Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau.

Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.

Góp vốn

Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Huy động vốn

Không được phát hành cổ phiếu.

Được phát hành cổ phiếu.

Chuyển nhượng vốn

Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty).

Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông)

Cơ cấu tổ chức

Có một mô hình:

Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát)

Có hai mô hình:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

Trên đây là so sánh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

8 điểm cần biết về Công ty cổ phần 2019

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục