Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Một vài năm trở lại đây, sở hữu trí tuệ là lĩnh vực được nhiều cá nhân, tổ chức cũng như doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì và vì sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ? Tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Sở hữu trí tuệ là gì?

“Trí tuệ” được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, đây là năng lực riêng của con người.

Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó.

Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Quyền đối với giống cây trồng.

Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ? (Ảnh minh họa)

Các biện pháp đăng ký sở hữu trí tuệ

Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

- Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;

- Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;

- Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;

- Mạch bán dẫn được bảo hộ  theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;

- Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;

- Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại.

Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Có thể khẳng định, bất cứ một sản phẩm nào thu hút khách hàng thành công cũng dễ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Do vậy, việc đăng ký sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng để bảo vệ sản phẩm trí tuệ đồng thời việc đăng ký sở hữu trí còn bởi những lý do sau:

- Khuyến khích sự sáng tạo

Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.

- Thúc đẩy kinh doanh

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.

- Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.

- Tạo uy tín cho doanh nghiệp

Một cá nhân, tổ chức phải trải qua thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Họ phải đầu tư trong nhiều năm. Và có thể phải mất rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”, được nhiều người biết đến và tin dùng.

Trên đây là giải đáp về Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục