Sổ bảo hiểm xã hội có được cầm cố không?

(LuatVietnam) Theo đại diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sổ bảo hiểm xã hội không được phép cầm cố. Người lao động cầm cố sổ bảo hiểm không những không được cấp lại sổ mới mà còn có thể bị phạt đến 01 triệu đồng.

Hôm qua (06/02), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng 02/2018. Tại Hội nghị này, Trưởng ban Sổ thẻ - ông Chu Minh Tộ đã thông tin về tình trạng người lao động đem sổ bảo hiểm đi cầm cố tại các hiệu cầm đồ, ngân hàng… sau đó đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại sổ mới. Tình trạng này đang xảy ra phổ biến tại một số địa phương có nhiều khu công nghiệp như Phú Yên, Vĩnh Long, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Nông…

Theo Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm. Sổ là cơ cở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Luật này cũng quy định người lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Về việc cầm đồ, thế chấp sổ bảo hiểm xã hội, pháp luật hiện hành chưa có văn bản quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo khẳng định của Trưởng ban Sổ thẻ, sổ bảo hiểm xã hội không được phép cầm cố. Người lao động mang sổ bảo hiểm xã hội đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp lại sổ với lý do bị hỏng, bị mất thì không được cấp lại sổ mới.

Sổ bảo hiểm xã hội có được cầm cố không?

Cầm cố sổ bảo hiểm sẽ không được cấp lại sổ mới

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, trong trường hợp này, người lao động còn có thể bị phạt từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng vì hành vi kê khai không đúng sự thật.

Cũng theo tinh thần của Luật Bảo hiểm xã hội, người nào tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ người đó được hưởng các quyền lợi hoặc thân nhân được hưởng trong trường hợp người đó bị chết (chế độ tuất). Do đó, bên nhận cầm cố sổ bảo hiểm cũng không được lĩnh lương, trợ cấp hay hưởng bất cứ quyền lợi nào khác từ sổ bảo hiểm của bên cầm cố.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết sẽ tiến hành điều tra, thống kê số sổ bảo hiểm xã hội bị cầm cố trên cả nước, mặt khác xây dựng quy trình quản lý sổ bảo hiểm xã hội chặt chẽ hơn.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.