Sinh viên thi rớt, học lại: Khi nào bị hạ bằng?

Nếu không đủ điều kiện qua môn hoặc điểm trung bình môn học chưa cao, sinh viên đại học có thể đăng ký học lại để cải thiện điểm số. Tuy nhiên, nếu học lại quá nhiều môn, sinh viên có thể sẽ bị hạ bằng.

Sinh viên giỏi, xuất sắc học lại quá 5% tín chỉ sẽ bị hạ bằng

Tại khoản 3 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định:

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Theo quy định trên, việc hạ bằng của sinh viên đại học chỉ áp dụng đối với những sinh viên xếp loại giỏi hoặc xuất sắc khi học lại quá 5% tổng số tín chỉ hoặc đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

Còn lại, đối với những sinh viên có điểm trung bình tích lũy dưới mức giỏi, xuất sắc thì Bộ Giáo dục không có quy định khác. Vì vậy, nếu thi rớt, học lại nhiều lần nhưng xếp loại học lực tốt nghiệp loại trung bình hoặc khá thì sinh viên cũng không bị hạ bằng.

sinh vien hoc lai co bi ha bang khongSinh viên học lại có bị hạ bằng? (Ảnh minh họa)

Cách tính điểm, xếp hạng bằng tốt nghiệp đại học

Cách tính điểm, xếp loại học lực của sinh viên được quy định tại Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08 như sau:

Cách tính điểm học phần

Tại Điều 9 quy định, với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu 02 điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Trong đó, điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây:

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

- Loại không đạt F: dưới 4,0.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Cách quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

- A quy đổi thành 4;

- B quy đổi thành 3;

- C quy đổi thành 2;

- D quy đổi thành 1;

- F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Ngoài ra, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

Cách xếp loại học lực

Tại khoản 5 Điều 10 quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Theo thang điểm 4:

- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

- Dưới 1,0: Kém.

Theo thang điểm 10:

- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

- Dưới 4,0: Kém.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành

Trên đây là quy định về: Sinh viên học lại có bị hạ bằng? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.