Sinh viên đại học cần điều kiện gì để được học song ngành?

Hiện nay, để mở ra cơ hội cho sinh viên, nhiều trường đại học đã cho phép sinh viên được học hai chương trình, ngành học cùng lúc. Vậy điều kiện để sinh viên đăng ký học song ngành tại các trường đại học là gì?

Chỉ sinh viên các trường đào tạo theo tín chỉ được học song ngành

Theo khoản 1 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai.

Hiện nay, rất nhiều trường đại học đào tạo theo tín chỉ cho phép sinh viên được học cùng lúc 2 chương trình học. Tuy nhiên để được học song song 2 chương trình, 2 chuyên ngành khác nhau, sinh viên phải đáp ứng được một số quy điều kiện nhất định.

dieu kien hoc song nganh dai hocĐiều kiện học song ngành đại học (Ảnh minh họa)

Điều kiện đăng ký học song ngành

Tại khoản 2 Điều 18 Quy chế đào tạo chương trình đại học quy định, sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

Ngoài điều trên, tùy từng chương trình học, chuyên ngành mà các trường sẽ đặt ra các yêu cầu riêng cho sinh viên muốn học song ngành như: trình độ ngoại ngữ và các chứng chỉ liên quan, không bị kỷ luật, cảnh cáo…

Điều kiện xét tốt nghiệp chương trình học thứ 2 là gì?

Điều 18 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08 quy định như sau:

3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.

6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.

Như vậy, khi học song ngành, sinh viên phải tập trung đồng đều cho cả hai chương trình học. Nếu kết quả chương trình học thứ nhất của sinh viên ở mức không đạt thì không được học chương trình thứ 2. Đồng thời, nếu chương trình thứ 2 không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đào tạo thì sinh viên cũng không được cấp bằng.

Bên cạnh đó, về thời gian học, khoản 4 Điều 18 nêu rõ, thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất (không quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá).

Đồng thời khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

Trên đây là các quy định về điều kiện học song ngành đại học. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Đối tượng sinh viên được miễn giảm học phí

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phí chuyển Căn cước gắn chip qua bưu điện chính xác là bao nhiêu?

Phí chuyển Căn cước gắn chip qua bưu điện chính xác là bao nhiêu?

Phí chuyển Căn cước gắn chip qua bưu điện chính xác là bao nhiêu?

Khi làm Căn cước công dân gắn chip, ngoài khoản phí cấp/đổi thẻ, người dân còn phải đóng thêm một khoản phí khác để nhận thẻ ngay tại nhà. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khoản phí này chính xác là bao nhiêu tiền, do mỗi nơi có một mức thu khác nhau.