Sinh viên bị cảnh báo học tập, buộc thôi học khi nào?

Sinh viên có kết quả học tập kém sẽ bị cảnh báo học tập vào cuối học kỳ. Nếu cảnh báo nhiều lần, sinh viên thậm chí còn có thể bị buộc thôi học.

Với chương trình đào tạo theo tín chỉ

Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.

Cụ thể, theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định, đối với chương trình đào tạo theo tín chỉ, cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên các điều kiện:

- Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu bị cảnh báo học tập nhiều lần, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Lưu ý, quy chế của cơ sở đào tạo phải có quy định cụ thể về:

- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

sinh vien bi buoc thoi hocSinh viên bị buộc thôi học khi nào? (Ảnh minh họa)

Với chương trình đào tạo theo niên chế

Theo a khoản 4 Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học, điều kiện cảnh báo học tập là:

- Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Đồng thời, cũng theo Điều 12, cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện:

- Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

- Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Trường hợp sinh viên không đạt tiến độ học tập bình thường được học tiếp lên lớp nhưng cũng không thuộc diện buộc thôi học thì được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.

Trên đây là giải đáp về: Sinh viên bị buộc thôi học khi nào? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Sinh viên thi rớt, học lại: Khi nào bị hạ bằng?

>> Mức học bổng của học sinh, sinh viên mới nhất

>> Các trường hợp sinh viên được miễn, giảm học phí

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.