Siêu thị phải mở cửa từ 10h sáng đến 22h?

Đây là nội dung nằm trong dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối đang gây nhiều ý kiến trái chiều.

Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối được Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và đăng tải công khai để lấy ý kiến dư luận. Dự thảo có rất nhiều nội dung mới, đáng chú ý và gây tranh cãi.

Siêu thị phải mở cửa từ 10h - 22 giờ

Theo Dự thảo này, một trong những điều kiện quản lý và điều hành siêu thị, trung tâm thương mại là nhân viên ở tất cả các cấp, bao gồm cả cấp quản lý phải có thành phần người Việt không dưới 50%; Phải phân phối ít nhất 30% gian hàng cho các sản phẩm có nguồn gốc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam…

Và đặc biệt, siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10:00 sáng đến 22:00 tối. Quy định này được cho là không phù hợp với thực tế và can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

Siêu thị phải mở cửa từ 10 sáng đến 22h?

Nghị định về phân phối: Siêu thị phải mở cửa từ 10h sáng đến 22h (Ảnh minh họa)

Siêu thị phải có dịch vụ bán online, ship tận nhà

Dự thảo Nghị định về phân phối đề ra 13 tiêu chuẩn đối với siêu thị. Theo đó, ngoài các tiêu chuẩn như: Có diện tích kinh doanh từ 250m2 đến dưới 10.000 m2; có nơi trông giữ xe, khu vệ sinh; có dịch vụ phục vụ người khuyết tật và trẻ em…, siêu thị phải có dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng qua internet, qua bưu điện, điện thoại.

Nếu chiếu theo quy định này, nhiều siêu thị hiện nay tại Việt Nam chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Bởi phương thức kinh doanh chính của các siêu thị này vẫn là bán hàng trực tiếp, không phải bán hàng online và ship hàng tận nhà cho khách hàng.

Mỗi năm chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá

Dự thảo Nghị định nhấn mạnh, mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt giảm giá. Mỗi đợt giảm giá phải diễn ra trong tối thiểu 30 ngày. Đợt giảm giá sau phải cách đợt giảm giá trước ít nhất 30 ngày.

Trong đợt giảm giá, phải có ít nhất 70% hàng hóa được bày bán tại siêu thị, trung tâm thương mại nằm trong chương trình giảm giá. Các siêu thị, trung tâm thương mại được sử dụng một trong những thuật ngữ sau cho đợt giảm giá: “sale”, “discount”, “best price”, “best buy”, “special price”.

Không áp dụng chương trình giảm giá trong các trường hợp: Không chỉ ra được sự chênh lệch về giá của sản phẩm sau khi giảm so với trước; giảm giá nhưng đi kèm các điều kiện như mua 01 sản phẩm mới giảm giá sản phẩm tiếp theo; phải có coupons, vouchers giảm giá hoặc thẻ thành viên…

Việc quy định quá chi tiết và khắt khe về việc giảm giá của siêu thị và trung tâm thương mại như nêu trên cũng được cho là chưa hợp lý,  ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại trong khi các mô hình kinh doanh này không phải ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Trước những ý kiến trái chiều của dư luận về dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối, trên Cổng thông tin điện tử, Bộ Công Thương cho rằng, sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chia tay có được đòi quà?

Chia tay có được đòi quà?

Chia tay có được đòi quà?

Việc tặng quà trong tình yêu nam – nữ là điều hết sức bình thường. Nhưng khi “đôi ngả chia ly”, vẫn có không ít tranh chấp phát sinh xung quanh những món quà đã tặng này. Về luật, người tặng có được đòi quà hay không?