Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng đang được duy trì ở mức 3,980 triệu đồng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; 3,530 triệu đồng đối với doanh nghiệp ở vùng II; 3,090 triệu đồng đối với doanh nghiệp ở vùng III và 2,760 triệu đồng đối với doanh nghiệp ở vùng IV (theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP).
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 đã được điều chỉnh tăng lên 6,5% so với năm 2017. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức nêu trên vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của người lao động. Do đó, mức lương tối thiểu vùng có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng vào năm 2019.
Cũng theo đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong tháng 05/2018 tới đây, Đề án cải cách tiền lương sẽ được trình tại Hội nghị Trung ương 7, khóa XII để thảo luận. Khi Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương được thông qua, các cơ quan liên quan sẽ bàn đến việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2019.
Có thể tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng vnăm 2019
Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ sẽ công bố mức lương tối thiểu vùng.
Tuy nhiên, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đang đề xuất thay đổi tiêu chí xác định lương tối thiểu vùng. Theo đó, sẽ căn cứ vào mức sống tối thiểu của người lao động, thay vì căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu vì nhu cầu sống của mỗi người là khác nhau.
Xem thêm:
Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2018 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Tăng lương tối thiểu vùng, người lao động được lợi gì?
LuatVietnam