Sẽ có 2 thay đổi quan trọng về lương tối thiểu vùng 2019

Sau khi Hội đồng Tiền lương quốc gia chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Nghị định về vấn đề này. Theo dự thảo, sẽ có 2 thay đổi về lương tối thiểu vùng 2019.


1 - Lương tối thiểu vùng 2019 tăng từ 5% - 5,8%

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 vẫn được quy định thành 04 mức tương ứng với doanh nghiệp hoạt động tại 04 địa bàn. Cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp ở vùng I: 4.180.000 đồng;

- Doanh nghiệp ở vùng II: 3.710.000 đồng;

- Doanh nghiệp ở vùng III: 3.250.000 đồng;

- Doanh nghiệp ở vùng IV: 2.910.000 đồng.

So với mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang được quy định tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng 2019 tăng khoảng 5% - 5,8%, mức tăng bình quân là 5,3%.

Sẽ có 2 thay đổi quan trọng về lương tối thiểu vùng 2019

Sẽ có 2 thay đổi quan trọng về lương tối thiểu vùng 2019 (Ảnh minh họa)


2 - Thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở 4 địa phương

Dự thảo Nghị định do Bộ Lao động Thương binh và xã hội xây dựng cho thấy, có 59/63 tỉnh thành của cả nước giữ nguyên địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng như hiện nay.

Trong khi đó, 04 tỉnh còn lại điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Bao gồm:

- Huyện Kiến Thụy và huyện Cát Hải của TP. Hải Phòng điều chỉnh từ vùng II lên vùng I;

- Huyện Gia Bình và huyện Lương Tài của tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh từ vùng III lên vùng II;

- Huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo của tỉnh Bình Dương điều chỉnh từ II lên vùng I;

- Huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang điều chỉnh từ vùng III lên vùng II; huyện Tân Phước cũng của tỉnh Tiền Giang điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sự điều chỉnh nêu trên là phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương này. Đây cũng là những địa phương có nhiều cụm, khu công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể…

Hiện dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2019 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lấy ý kiến dư luận. LuatVietnam sẽ cập nhật Nghị định này ngay khi được Chính phủ ký ban hành.


Xem thêm:

Chính thức chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2019

Tác động của tăng lương tối thiểu vùng đến người lao động

Doanh nghiệp cần làm gì khi tăng lương tối thiểu vùng?

LuatVietnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Xử lý vi phạm hành chính: 9 điểm nổi bật nhất 2019

Luật Xử lý vi phạm hành chính: 9 điểm nổi bật nhất 2019

Luật Xử lý vi phạm hành chính: 9 điểm nổi bật nhất 2019

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực từ 01/07/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính, đến nay đã có hơn 100 văn bản hướng dẫn thi hành. Bài viết dưới đây chỉ ra 9 điểm mới mà bạn đọc cần biết để có cái nhìn tổng quát nhất về Luật này.

Khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đều được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên, giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động có nhiều sự khác biệt, cụ thể:

9 nội dung nổi bật của Luật Xây dựng 2014 người dân cần biết

9 nội dung nổi bật của Luật Xây dựng 2014 người dân cần biết

9 nội dung nổi bật của Luật Xây dựng 2014 người dân cần biết

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, sau 03 năm đi vào thực tế, Luật Xây dựng 2014 đã cụ thể hóa các quy định về cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đối với cá nhân… Dưới đây là 9 điểm nổi bật của Luật Xây dựng mới nhất.