Sau ly hôn, chồng có khó khăn, vợ phải chu cấp

Khi hôn nhân “đứt gánh giữa đường”, vợ/chồng không chỉ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con nếu con không ở cùng mình, mà trong trường hợp nhất định, còn phải chu cấp một khoản tiền cho chồng/vợ.

Cấp dưỡng được Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết của người không sống chung với mình có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Ngay cả khi quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt, thì Luật vẫn quy định vợ hoặc chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng người còn lại.

Khi nào vợ phải cấp dưỡng cho chồng?

Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:

Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Như vậy, sau ly hôn, nếu vợ hoặc chồng muốn đối phương cấp dưỡng thì cần phải đáp ứng 4 điều kiện: Khó khăn, túng thiếu; Có lý do chính đáng; Có yêu cầu cấp dưỡng và đối phương phải có khả năng cấp dưỡng.

Các văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 không giải thích cụ thể về trường hợp nào được coi là khó khăn, túng thiếu hay thế nào là lý do chính đáng. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, lý do chính đáng thường được được xác định do những điều kiện ngoại cảnh mang lại, như: Ốm đau, bệnh tật hay tai nạn bất ngờ…

vo duoc chong cu cap duong

Sau ly hôn, vợ được chồng cũ cấp dưỡng nếu khó khăn (Ảnh minh họa)

Mức cấp dưỡng giữa vợ chồng bao nhiêu?

Cũng như mức cấp dưỡng đối với con, mức cấp dưỡng giữa vợ chồng không được Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cụ thể mà Luật này tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận của hai bên.

Điều 116 quy định:

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Xem thêm về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn tại đây.

Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.