Sau “cú sốc” Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia sẽ thay đổi thế nào?

Không thể phủ nhận, sau 4 năm thực hiện, kỳ thi THPT quốc gia bộc lộ nhiều ưu điểm nhưng sau sai phạm nghiêm trọng ở Hà Giang vừa qua, kỳ thi này sẽ có những thay đổi gì?

Sự việc điểm thi cao bất thường ở Hà Giang đã trở thành một cú sốc đối với ngành giáo dục cũng như dư luận cả nước. Điều đáng nói, sự bất thường này không chỉ tồn tại ở Hà Giang mà còn ở một số địa phương khác. Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục lập tổ công tác xác minh dấu hiệu bất thường trong điểm thi THPT quốc gia của hai tỉnh Sơn La, Lạng Sơn…

Sau sự việc nghiêm trọng này, nhiều người băn khoăn về cách thức tổ chức thi THPT quốc gia cũng như quy trình chấm thi tại kỳ thi này và kỳ vọng vào sự thay đổi trong những năm tới.

Sau “cú sốc” Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia sẽ thay đổi thế nào?

Sau “cú sốc” Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ thay đổi thế nào? (Ảnh minh họa)

Nhiều đề xuất thay đổi cách thức thi

Khi có kết luận về sai phạm nghiêm trọng trong điểm thi ở Hà Giang, nhiều ý kiến cho rằng việc duy trì hình thức coi thi, chấm thi như hiện nay đã bộc lộ bất cập và đề xuất các địa phương nên tổ chức coi thi chéo, chấm thi chéo để đảm bảo công bằng, khách quan và minh bạch.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia; thay vào đó, cho phép các trường THPT xét tốt nghiệp dựa vào học bạ; các trường đại học tự chủ trong việc tổ chức tuyển sinh để tìm kiếm những sinh viên xứng đáng nhất.

Hiện nay, trừ môn thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, tất cả các môn thi khác trong kỳ thi THPT quốc gia đều là hình thức thi trắc nghiệm. Theo nhiều chuyên gia, đây cũng là điểm chưa phù hợp, nên áp dụng hình thức thi tự luận ở một số môn thi khác nhằm phản ánh chính xác năng lực của thí sinh hơn, tránh tình trạng thí sinh “ăn may”, “khoanh bừa” mà vẫn đúng.

Vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019

Kỳ thi THPT quốc gia chính thức được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015 theo Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT, đây được gọi là “kỳ thi 2 trong 1” do kết quả của kỳ thi này vừa được dùng để xét tốt nghiệp THPT vừa dùng để xét tuyển đại học; thay vì thí sinh phải thi 2 kỳ thi độc lập là thi tốt nghiệp THPT và thi đại học như trước đây.

Sau 3 năm, kỳ thi THPT quốc gia vẫn được đánh giá là một kỳ thi tiến bộ, giảm áp lực, tốn kém cho thí sinh và xã hội… Do đó, khi sự việc ở Hà Giang diễn ra, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định vẫn sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào năm 2019, nhưng sẽ có điều chỉnh những bất hợp lý để kỳ thi được tổ chức tốt hơn, trong đó có cả việc thẩm định chuyên môn và đạo đức của cán bộ chấm thi, cán bộ tổ chức thi…

Tại Công văn 6756/VPCP-KGVX ngày 17/7 vừa qua, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát huy ưu điểm của kỳ thi THPT quốc gia những năm vừa qua, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của kỳ thi THPT quốc gia.

Xem thêm:

Thủ khoa ở Hòa Bình, Sơn La có bị rà soát lại điểm thi?

Điểm thi bất thường ở Hà Giang: Hướng xử lý với người vi phạm

Người sửa điểm thi ở Hà Giang có thể bị xử tội gì?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục