Sau bao lâu người lao động được xóa kỷ luật lao động?
Kỷ luật lao động là điều tất yếu để một doanh nghiệp duy trì nề nếp, trật tự, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Người vi phạm sẽ bị xử lý nhưng sau bao lâu người đó được xóa kỷ luật?
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động
Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 đặt ra 03 hình thức xử lý kỷ luật lao động, bao gồm:
- Khiển trách;
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức;
- Sa thải.
Hình thức kỷ luật nào sẽ được xóa?
Việc xóa kỷ luật chỉ đặt ra đối với các hình thức kỷ luật mà sau đó các bên tiếp tục duy trì quan hệ lao động, không áp dụng đối với người lao động đã bị sa thải.
Xóa kỷ luật lao động cho người lao động (Ảnh minh họa)
Cụ thể là hành vi bị khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng. Vì trong hai trường hợp này, người lao động vi phạm ở mức độ chưa thực sự nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng lớn đến trật tự, nề nếp trong doanh nghiệp, cần thiết tạo cơ hội cho họ khắc phục, sửa chữa.
Trường hợp người lao động bị kỷ luật cách chức, tức là người lao động không còn đủ phẩm chất, khả năng đảm đương chức vụ được giao, nên không thể khôi phục lại chức vụ cho người đó sau một thời gian nhất định.
Thời hạn xóa kỷ luật cho người lao động
Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2012, người lao động sẽ được xóa kỷ luật nếu không tái phạm khi:
- Sau 03 tháng đối với người lao động bị khiển trách;
- Sau 06 tháng đối với người lao động bị kéo dài thời hạn nâng lương.
Ngoài ra, hình thức xử lý kéo dài thời hạn nâng lương còn có thể được giảm thời hạn kỷ luật. Điều kiện để được giảm thời hạn kỷ luật là người lao động đã chấp hành được một nửa thời hạn kỷ luật và có sửa chữa tiến bộ.
Việc giảm thời hạn kỷ luật không đặt ra đối với hình thức khiển trách, bởi đây là hình thức kỷ luật nhẹ, thời hạn ngắn, về cơ bản không ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động.
Riêng trường hợp người lao động bị cách chức thì không đặt ra thời hạn xóa kỷ luật mà sau 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ không bị coi là tái phạm. Còn việc họ có được đảm đương chức vụ nữa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định, sự tín nhiệm của đơn vị, tổ chức và của người sử dụng lao động.
Giảm hay xóa kỷ luật lao động là một trong những biện pháp động viên, khuyến khích người lao động sửa chữa, khắc phục những sai lầm đã mắc phải, để tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ hơn.
Xem thêm:
Mách nước doanh nghiệp để xử lý kỷ luật lao động được suôn sẻ
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động nào cho đúng?
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- So sánh Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012 (04/02/2021 10:00)
- Đi làm muộn có bị trừ lương không? (30/11/2020 19:30)
- Infographic: Các trường hợp người lao động được nghỉ không lương 2020 (17/02/2020 14:00)
- Chưa nghỉ hết phép năm được thanh toán thế nào? (03/01/2020 08:00)
- Quá 6 tháng, lao động vi phạm kỷ luật sẽ không bị xử lý? (30/10/2019 07:30)
- Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc? (28/10/2019 07:30)
- Nghỉ phép năm có tính thứ 7, Chủ nhật? (17/10/2019 08:00)
- Ai có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động? (15/10/2019 08:00)
- Làm việc sau khi nghỉ hưu có được trợ cấp khi thôi việc? (11/10/2019 08:00)
- Nghỉ phép phải báo trước bao nhiêu ngày? (04/10/2019 08:00)
- Bỏ phụ cấp thâm niên, lương giáo viên không giảm mà còn thêm thưởng (05/03/2021 16:00)
- Thương mại điện tử là gì? Ai được phép kinh doanh thương mại điện tử? (05/03/2021 15:08)
- Đi du học có được hoãn nghĩa vụ quân sự? (05/03/2021 14:00)
- Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu? (05/03/2021 10:00)
- Chứng chỉ chức danh giáo viên là gì? Thi ở đâu? (05/03/2021 09:00)
- Đất chưa có Sổ đỏ, bố mẹ vẫn có thể tặng cho con? (05/03/2021 08:00)
- Nhà đang thế chấp có được cho thuê không? (02/03/2019 09:00)
- 4 nét đặc trưng cơ bản của hộ kinh doanh (02/03/2019 08:00)
- Cập nhật điều kiện, mức trợ cấp tuất hàng tháng (02/03/2019 07:30)
- Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp năm 2019 (01/03/2019 21:00)
- Tráo con gái mới đẻ, người mẹ phạm tội gì? (01/03/2019 20:00)