Sau bao lâu công chức được nâng bậc lương?

Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả đối tượng người lao động, trong đó có cả cán bộ, công chức và viên chức. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều cán bộ, công chức, viên chức về việc sau bao lâu được nâng bậc lương.

Sau bao lâu công chức được nâng bậc lương?


Thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên

Theo khoản 1 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV, một trong những điều kiện để công chức được xét nâng bậc lương là phải giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh trong một thời gian nhất định. Cụ thể:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Sau 05 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng).

- Đối với các ngạch và các chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên: Sau 03 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng).

- Đối với các ngạch và các chức danh yêu cầu trình độ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành phục vụ: Sau 02 năm được xét nâng một bậc lương (nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng)

Lưu ý: Thời gian nghỉ thai sản; ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn dưới 06 tháng vẫn được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. Thời gian nghỉ việc riêng, bị đình chỉ công tác… không được tính.


Điều kiện khác để được nâng bậc lương

Ngoài yêu cầu về thời gian giữ bậc lương, theo khoản 2 Điều 2 của Thông tư 08/2013/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn khác mới được nâng bậc lương thường xuyên.

Cụ thể:

- Với cán bộ, công chức:  

+ Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

 + Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

- Đối với viên chức và người lao động:

+ Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

+ Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Lưu ý: Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên.

Trên đây là thông tin về sau bao lâu công chức được nâng bậc lương. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định nâng bậc lương thường xuyên. Trong một số trường hợp đặc biệt, công chức được nâng bậc lương trước thời hạn. LuatVietnam sẽ đề cập đến những trường hợp này trong bài viết sau.

Xem thêm:

Các trường hợp kéo dài thời hạn nâng lương

3 thông tin mọi cán bộ, công chức cần biết trong năm 2019

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, Nhà nước đã quy định về việc yêu cầu người sử dụng lao động cần phải tự đối chiếu, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật lao động tại chính doanh nghiệp của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động theo đúng quy định.

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Vừa qua, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 mới ban hành đã thay đổi lại phân hạng bằng lái từ 01/01/2025. Do vậy rất nhiều người thắc mắc, khi Luật thay đổi, thay đổi phân hạng bằng lái như vậy thì người đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái hay không?

Chi tiết hồ sơ cấp Sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023

Chi tiết hồ sơ cấp Sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023

Chi tiết hồ sơ cấp Sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) khi có yêu cầu cấp sổ thì ngoài giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…người có yêu cầu cấp sổ phải chuẩn bị hồ sơ cấp Sổ đỏ theo quy định dưới đây.