Sắp tới, Nhà nước không can thiệp vào tiền lương của doanh nghiệp

Theo Nghị quyết 107/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành, từ năm 2021, Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Thông tin này đang thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và người lao động.

Nhà nước đang can thiệp thế nào vào tiền lương của doanh nghiệp?

Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp. Trong đó, Chính phủ yêu cầu khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải ít nhất bằng 5%; mức lương thấp nhất của công việc đòi hỏi qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng; mức lương thấp nhất của công việc nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc phải cao hơn ít nhất 5%...

Trên đây là những nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện. Theo ý kiến của phần đông doanh nghiệp, nguyên tắc này có phần cứng nhắc và can thiệp quá sâu vào sự thỏa thuận về tiền lương của doanh nghiệp và người lao động.

Chính vì thế, trong Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định đến năm 2021, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp; theo đó, các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp nêu trên cũng sẽ được bãi bỏ.

Sự thay đổi này cũng một lần nữa được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 107/NQ-CP.

Từ 2021, Nhà nước không can thiệp vào tiền lương của doanh nghiệp


Nhà nước không can thiệp, tiền lương trong doanh nghiệp sẽ thế nào?

Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương cũng chỉ rõ, khi không còn Nhà nước can thiệp, các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động.

Tại dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi cũng quy định rõ, Điều 93 của Bộ luật Lao động sẽ được sửa đổi theo hướng Chính phủ không còn quy định về việc xây dựng các nguyên tắc thang lương, bảng lương như trước đây nữa mà vấn đề này sẽ do doanh nghiệp tự thỏa thuận với người lao động.

Quy định mang tính “cởi trói” khiến nhiều doanh nghiệp vui mừng nhưng cũng khiến nhiều người lo ngại rằng người lao động có thể sẽ bị thiệt thòi bởi rõ ràng, trong cán cân quan hệ lao động này vẫn nghiêng về phía doanh nghiệp nhiều hơn.

Trả lời trên tờ Lao động Online, đại diện của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng, Nhà nước vẫn luôn có chính sách cởi mở cho doanh nghiệp phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trước sự thay đổi sắp tới của chính sách tiền lương. 

Xem thêm:

Bổ sung lương tối thiểu vùng theo giờ vào Bộ luật Lao động mới

Lộ trình tăng lương cho công chức, người lao động đến 2030

Toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục