Sản xuất, buôn bán khẩu trang giả bị phạt như thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang y tế giả không đủ tiêu chuẩn có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt hành chính với hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả

Thời gian gần đây, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều đối tượng đã cố tình sản xuất, buôn bán các loại khẩu trang giả, được gắn mác khẩu trang y tế nhưng lại không có lớp kháng khuẩn, không qua kiểm định chất lượng của Bộ Y tế.

Hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang y tế giả ngoài xâm phạm đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng thì việc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn y tế sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh đối với người sử dụng.

Theo đó, khẩu trang y tế giả không có giá trị sử dụng, công dụng để chống virus gây bệnh có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả không về giá trị sử dụng, công dụng như sau:

1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:

...
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Khẩu trang y tế được xếp vào các trang thiết bị y tế, vì vậy, người sản xuất khẩu trang y tế giả không có giá trị sử dụng sẽ bị áp dụng gấp đôi mức phạt quy định tại khoản 1 Điều 10 và có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng.

ban khau trang gia bi phat the naoSản xuất, buôn bán khẩu trang giả bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Với hành vi buôn bán khẩu trang y tế giả, theo Điều 9 Nghị định 98:

1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Tương tự như trên, người buôn bán khẩu trang giả sẽ bị phạt gấp 02 lần mức phạt quy định tại khoản 1 Điều 9 và có thể bị phạt tiền đến 140 triệu đồng.

Lưu ý: Các mức phạt trên là áp dụng đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân (theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98).

ban khau trang gia bi phat the naoSản xuất, buôn bán khẩu trang giả bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Sản xuất, buôn bán khẩu trang giả có thể bị xử lý hình sự

Hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 đến dưới 150 triệu đồng;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội buôn lậu; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới…

- Thu lợi bất chính từ 50 đến dưới 100 triệu đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng…

Trường hợp pháp nhân thương mại vi phạm như trên thì bị phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng.

Phạt tù từ 05 - 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phạm tội có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 đến dưới 500 triệu đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng;

- Buôn bán qua biên giới;

- Tái phạm nguy hiểm…

Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc một trong các trường hợp này bị phạt tiền từ 03 - 06 tỷ đồng, trừ các trường hợp: lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chứ; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 07 - 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên…

Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp này có thể bị phạt tiền từ 06 - 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Trong trường hợp pháp nhân thương mại thành lập chỉ để buôn bán hàng giả thì có thể bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung:

- Hình phạt bổ sung đối với cá nhân là phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

Như vậy, người phạm tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, phạt tù đến 15 năm. Pháp nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hiện nay, mặc dù phát hiện nhiều cơ sở sản xuất khẩu trang không đủ tiêu chuẩn với số lượng lớn, tuy nhiên hầu hết các vụ việc thường chỉ bị xử phạt hành chính.

Trên đây là quy định về sản xuất, buôn bán khẩu trang giả bị phạt thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ, phải làm gì?

Mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ, phải làm gì?

Mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ, phải làm gì?

Việc mua đất nhưng diện tích bị thiếu so với Sổ đỏ xảy ra khá phổ biến vì nhiều người chỉ căn cứ vào diện tích trên Sổ đỏ mà không tính theo thực tế. Trường hợp hợp đồng không quy định phương án xử lý thì bên nhận chuyển nhượng sẽ bị thiệt nếu diện tích nhỏ hơn Sổ đỏ.