Ranh giới mong manh giữa cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và giết người

Đôi khi trong xét xử các vụ án hình sự cho thấy, có rất nhiều vụ án gây nên hậu quả chết người nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định hành vi đó là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Vậy chúng ta phải làm gì để phân biệt ranh giới mong manh giữa cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và giết người đây?

Giống nhau

Tội giết người được Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tại Điều 123 chương XIV về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người.

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, hai tội này đều có những điểm giống nhau là:

- Có hành vi làm chết người.

- Có hậu quả làm chết người, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Ranh giới mong manh giữa cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và giết người

Ranh giới mong manh giữa cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và giết người (Ảnh minh họa)

Khác nhau

Điểm khác nhau cơ bản và quan trọng nhất để phân biệt tội giết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là ở mục đích phạm tội và lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội.

a) Mục đích phạm tội

- Mục đích của người phạm tội giết người là muốn tước đoạt mạng sống, xâm phạm trực tiếp và chính diện đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Mong muốn khi thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm là làm người khác chết.

- Mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà không phải  muốn tước đoạt mạng sống của người khác. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội dùng các loại vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại, a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm…

b) Lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội

-  Với tội giết người, người phạm tội ý thức được hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả là làm người khác chết nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

- Với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội chỉ ý thức đến mức độ gây thương tích và hậu quả chết người là hậu quả không mong muốn của người đó.

Từ một số phân tích trên có thể thấy ranh giới giữa hai tội giết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là rất khó xác định. Điều này gây cản trở rất nhiều cho hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Xem thêm:

Phạm tội cố ý gây thương tích với thầy cô giáo

14 tuổi giết người: tối đa 20 năm tù

Tội giết người bị áp dụng khung hình phạt cao nhất khi nào

15 tuổi đâm chết người vì ghen

Vì sao giết con mới đẻ chỉ bị phạt 3 năm tù?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, nhưng rất nhiều người dân ở Duy Hiên, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc như đang ngồi trên đống lửa vì gửi tiền tiết kiệm ở tiệm vàng. Chủ tiệm vàng không những không trả lãi mà ngay cả khoản tiền gốc cũng có nguy cơ mất trắng.