Quyền tác giả phát sinh kể từ khi nào?

Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ. Vậy theo quy định hiện hành, quyền tác giả phát sinh khi nào?


1. Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, quyền tác giả được định nghĩa là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do chính họ sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật này, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không cần quan tâm tác phẩm đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, ngay khi tác phẩm được sáng tạo, ra đời và tồn tại dưới hình thức có thể nhận biết được thì quyền tác giả cũng đồng thời phát sinh luôn từ thời điểm đó.


2. Những tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2022, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

STT

Loại hình tác phẩm

1

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

Trong đó:

Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

3

Tác phẩm báo chí

4

Tác phẩm âm nhạc

5

Tác phẩm sân khấu

6

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

7

Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng

8

Tác phẩm nhiếp ảnh

9

Tác phẩm kiến trúc

10

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học

11

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

12

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Tác phẩm phái sinh do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác cũng được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh


quyen tac gia phat sinh khi nao


3. Có bắt buộc đăng ký quyền tác giả không?

Như đã đề cập ở mục 1, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay từ khi được sáng tạo ra mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đó đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền hay chưa.

Do đó, để được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm không cần phải đăng ký với Cục Bản quyền tác giả.

Tuy nhiên, nếu không đăng ký quyền tác giả thì khì xảy ra tranh chấp, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả phải chứng minh được tác phẩm của mình được tạo ra trước. Nhiều trường hợp rất khó để chứng minh được điều này.

Ngược lại, nếu tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mà mình đã sáng tạo ra, tác giả sẽ được đảm bảo một số quyền lợi sau đây:

- Đảm bảo chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép, xuyên tạc tác phẩm đó.

- Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả như một sự tuyên bố về quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng, sao chép tác phẩm thì phải có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

- Khi xảy ra  tranh chấp, thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu không cần phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình.

- Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, có thể sử dụng để góp vốn hay định giá tài sản doanh nghiệp.

Vì vậy nêu có nhu cầu đăng ký quyền tác giả, cá nhân, tổ chức có thể tìm đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục này đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. Địa chỉ cụ thể như sau:

Tên địa điểm

Địa chỉ

Phòng Thông tin Quyền tác giả - Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.

Số điện thoại: 024 3823 6908

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 028.39 308 086

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Số điện thoại: 0236.3 606 967

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Quyền tác giả phát sinh khi nào?” Để được tư vấn chi tiết hơn về quyền tác giả cũng như thủ tục đăng ký, quý khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại 0938.36.1919 để được hướng dẫn cụ thể.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cách loại trừ rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Cách loại trừ rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Cách loại trừ rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Sau một số năm thương mại hóa sản phẩm dựa trên nhãn hiệu đã đăng ký, nhiều chủ nhãn hiệu muốn làm mới diện mạo cho nhãn hiệu của họ bằng cách biến đổi một số thành phần để làm cho nhãn hiệu bắt mắt hơn, dễ tiếp cận với công chúng hơn. Điều này đã khiến chủ nhãn hiệu phải trả cái giá không hề rẻ.