Quyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thân?

Quyền tài sản và quyền nhân thân là đều là bộ phận quan trọng của quyền dân sự. Vậy quyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thân theo quy định của pháp luật?

Quyền tài sản là gì?

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Theo đó, quyền tài sản là quyền có thể trị giá được bằng tiền, tức là bất kỳ quyền nào đem lại giá trị kinh tế cho con người sẽ được coi là quyền tài sản.

Điều 115 nêu trên còn liệt kê các loại quyền tài sản bao gồm: Quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và quyền tài sản khác.

Quyền nhân thân là gì?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015).

Quyền nhân thân bao gồm:

- Quyền có họ tên;

- Quyền thay đổi họ;

- Quyền thay đổi tên;

- Quyền xác định, xác định lại dân tộc;

quyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thânQuyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thân (Ảnh minh họa)


- Quyền được khai sinh, khai tử;

- Quyền đối với quốc tịch;

- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;

- Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể;

- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín;

- Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể;

- Quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín;

- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;

- Quyền xác định lại giới tính; chuyển đổi giới tính;

- Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;

- Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình.

Khi quyền nhân thân của một người bị xâm phạm, thì người đó có quyển: Yêu cầu người vi phạm hoặc toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; tự mình yêu cầu hoặc yêu cầu toà án buộc người vì phạm bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần.

Quyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thân?

Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã khẳng định, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Cụ thể,

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

1. Làm tác phẩm phái sinh;

2. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

3. Sao chép tác phẩm;

4. Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

5. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

6. Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Như vậy, quyền tác giả bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản.

Trên đây là giải đáp về thắc mắc Quyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thân? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.