Quyền lợi của người lao động làm không trọn thời gian

Hiện nay, không ít người lao động lựa chọn cho mình hình thức làm không trọn thời gian. Vậy quyền lợi của những người lao động này khác gì so với người lao động làm việc trọn thời gian?

Thế nào là làm việc không trọn thời gian?

Theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động mới người lao động làm không trọn thời gian là người có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần.

Cơ sở để xác định khoảng thời gian này là các quy định của pháp luật, thỏa ước lao động hoặc của doanh nghiệp về quỹ thời gian làm việc bình thường trong ngày, trong tuần đối với từng loại công việc.

Ví dụ: Thời gian làm việc bình thường theo ngày là 8 giờ/ngày, nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp để làm việc 6 giờ/ngày thì gọi là làm việc theo chế độ không trọn thời gian.

Tuy nhiên cần lưu ý đối với một số trường hợp người lao động làm việc ít hơn thời gian bình thường nhưng không được tính là làm việc không trọn thời gian.
Ví dụ: Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày ít nhất 60 phút trong giờ làm việc.

Quyền lợi của người lao động làm không trọn thời gian

Người lao động làm không trọn thời gian (Ảnh minh họa)


Quyền lợi của người lao động làm việc không trọn thời gian

Về nguyên tắc, theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2012, những người lao động này được hưởng lương, quyền và nghĩa vụ như người làm việc trọn thời gian, được bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Tuy nhiên, cần phải hiểu cho đúng là tiền lương và các quyền lợi sẽ được tính tương ứng với thời gian làm việc và kết quả làm việc thực tế.

Ví dụ:

Anh A làm việc trọn thời gian với 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần ở vị trí nhân viên hành chính, mức lương 8 triệu đồng/tháng (trung bình 200.000 đồng/giờ).

Nếu anh B cũng làm công việc này theo chế độ không trọn thời gian (6 giờ/ngày, 5 ngày/tuần) thì lương của anh B sẽ là 6 triệu đồng/tháng (200.000 đồng/giờ).

Tùy vào điều kiện của mình mà người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc làm không trọn thời gian. Dù với hình thức làm việc nào thì quyền lợi của người lao động vẫn luôn được đảm bảo.

Xem thêm:

Người lao động bán thời gian có được đóng BHXH?

Hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Mức khấu trừ tiền lương năm 2019

Mức khấu trừ tiền lương năm 2019

Mức khấu trừ tiền lương năm 2019

Với ý nghĩa là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình, tiền lương của người lao động luôn được pháp luật bảo vệ trước khả năng xâm hại của các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lao động sẽ bị khấu trừ tiền lương.

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Từ vụ “vua cà phê” Trung Nguyên: Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

Một trong những vụ việc đang được xã hội quan tâm thời gian gần đây là vụ án ly hôn “nghìn tỷ” của vợ chồng “ông vua cà phê” Trung Nguyên. Sau nhiều lần hoãn thì ngày 21/02/2019, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.