Quyền công bố tác phẩm khác gì với các quyền nhân thân khác?

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả nhưng lại thường được nhắc tới như quyền tài sản. Cụ thể, quyền công bố tác phẩm khác gì với các quyền nhân thân khác?


Các quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Trong đó, quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

1. Quyền đặt tên cho tác phẩm

Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm

Là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

4. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm

Là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Xem thêm: Quyền tác giả là quyền tài sản hay quyền nhân thân?

quyền công bố tác phẩm khác gìQuyền công bố tác phẩm là một trong các quyền nhân thân của tác giả (Ảnh minh họa)

Quyền công bố tác phẩm khác gì với các quyền nhân thân khác

Theo quy định trên, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

Có thể thấy, quyền nhân thân của tác giả là quyền gắn liền với cá nhân tác giả, thuộc về riêng tác giả không thể tách rời, không thể chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân có liên quan mật thiết tới uy tín, danh dự, nhân phẩm,… của tác giả.

Song, theo khoản 1 Điều 41 Luật Sở hữu trí tuệ, thì quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được xác định là quyền nhân thân có thể chuyển nhượng được cho người khác - đối tượng sở hữu quyền công bố tác phẩm có thể trao đổi, giao dịch quyền này.

Tuy là quyền nhân thân, nhưng quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm lại gắn liền với yếu tố “kinh tế, tài sản” nhiều hơn so với việc gắn với yếu tố nhân thân, danh dự, uy tín của cá nhân.

Khi tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, quyền công bố tác phẩm là quyền nhân thân duy nhất gắn với tài sản.

Trên đây là giải đáp về vấn đề quyền công bố tác phẩm khác gì với các quyền nhân thân khác của tác giả, nếu còn vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.