Quy trình bầu Chủ tịch nước diễn ra thế nào?

Quy trình bầu Chủ tịch nước hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 71/2022/QH15. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về trình tự bầu Chủ tịch nước và các vấn đề có liên quan theo quy định hiện hành.

1. Quy trình bầu Chủ tịch nước thế nào?

Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Tại Điều 33 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về trình tự bầu Chủ tịch nước như sau:

- Danh sách đề cử sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Trong đó, ngoài danh sách được đề nghị này thì đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm/tự đề cử chức danh Chủ tịch nước.

Lưu ý: Người được giới thiệu có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.

- Các đại biểu Quốc hội thảo luận và Chủ tịch Quốc hội có thể họp để trao đổi các vấn đề liên quan với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến được các đại biểu Quốc hội thảo luận và trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử.

- Danh sách để bầu Chủ tịch nước sẽ được Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua.

- Ban kiểm phiếu được thành lập.

- Việc bầu Chủ tịch nước sẽ được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

- Dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội.

- Quốc hội thảo luận.

- Việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết sẽ được Ủy an Thường vụ Quốc hội báo cáo.

- Biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết.

- Chủ tịch nước tuyên thệ.

Quy trình bầu Chủ tịch nước mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Nhiệm kỳ Chủ tịch nước là bao lâu?

Điều 87 Hiến pháp 2013 quy định về nhiệm kỳ Chủ tịch nước như sau:

Điều 87.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Theo đó, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Mặt khác, theo Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 57/2014/QH13 quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội như sau:

Nhiệm kỳ Quốc hội

1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.

2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.

3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Như vậy, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

3. Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch nước

Ngoài quy trình bầu Chủ tịch nước thì những tiêu chuẩn đối với Chủ tịch nước cũng là một nội dung được nêu khá rõ tại Quy định số 214-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Theo đó, Chủ tịch nước ngoài bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì cần có các phẩm chất và năng lực dưới đây:

- Uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Bộ Chính trị, toàn Đảng, Trung ương và nhân dân; của các lực lượng xã hội, cộng đồng dân tộc trong và ngoài nước.

- Có năng lực nổi trội, toàn diện nhất là trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.

- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

- Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, thành ủy/Trưởng Ban, Bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn 01 nhiệm kỳ trở lên.

Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương sẽ quyết định với trường hợp đặc biệt.

Trên đây là quy định của pháp luật về quy trình bầu Chủ tịch nước và điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước hiện nay theo nhiệm kỳ của Quốc hội, tức 05 năm/nhiệm kỳ.

Trên đây là giải đáp về Quy trình bầu Chủ tịch nước diễn ra thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp: Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Ngoài chức năng thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán online thì thẻ tín dụng có thể chuyển khoản sang tài khoản trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề: Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.