Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học

Bài viết hướng dẫn quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT quy định cụ thể tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:

1.1. Quy tắc làm tròn bài thi tự luận

Theo Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT:

Bài thi tốt nghiệp THPT tự luận được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 02 chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai Tổ Chấm thi khác nhau.

Cán bộ chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Quy tắc làm tròn bài thi trắc nghiệm

Điều 29 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định, tổ chấm  trắc nghiệm làm tròn đến 02 chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp; thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong quá trình xử lý, Hội đồng thi phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3. Quy tắc làm tròn kết quả phúc khảo

Với kết quả của bài thi phúc khảo, điểm c khoản 4 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định:

Nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo.

Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của 03 lần chấm làm tròn đến 02 chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận.

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT (Ảnh minh họa)

2. Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT

Theo Điều 41 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm điểm của các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Cụ thể:

Điểm xét tốt nghiệp THPT được tính theo công thức:

Điểm xét tốt nghiệp giáo dục thường xuyên được tính theo công thức:

3. Cách tính điểm xét tuyển đại học

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

- Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

- Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.

Xem thêm: Thí sinh được cộng điểm ưu tiên thi Đại học như thế nào?

Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, cách tính điểm sẽ quy về như sau:

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Trên đây là thông tin về: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.