Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Ngoài những quan tâm về điểm đỗ tốt nghiệp Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2020, phụ huynh và học sinh cũng rất quan tâm đến quy tắc làm tròn điểm trong Kỳ thi này.

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay (2020) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT.

- Đối với môn văn (môn thi tự luận): bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 02 chữ số thập phân;

- Đối với các môn thi còn lại (môn thi trắc nghiệm): làm tròn đến 02 chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.

Ví dụ: Điểm thi là 4,234 thì làm tròn thành 4,23; điểm thi là 4,236 thì được làm tròn thành 4,24.

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (Ảnh minh họa)

Điểm xét tốt nghiệp được làm tròn như thế nào?

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1.0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) từ 5.0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Năm 2020, ĐXTN THPT gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN.

Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Đặc biệt, ĐXTN được lấy đến 02 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

Ví dụ: ĐXTN là 4,99 thì không được làm tròn lên 5 và vẫn trượt tốt nghiệp.

ĐXTN là 4,996 thì làm tròn lên 5 và học sinh đỗ tốt nghiệp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.