Giáo viên cần biết: 4 quy định về trực hè, trực Tết

Trực hè, trực Tết là việc không còn xa lạ với giáo viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được 4 quy định về trực hè, trực Tết sau đây.


1. Giáo viên không bắt buộc phải trực hè, trực Tết

Tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:

“Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“ 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”

Theo các quy định trên, thời gian hè, các ngày Tết Dương lịch, Âm lịch là thời gian nghỉ ngơi của giáo viên. Trong đó, giáo viên được nghỉ nhưng vẫn hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, Nhà nước không có bất cứ quy định nào khác yêu cầu giáo viên phải đến trường trực hè, trực Tết trong thời gian được nghỉ. Vì vậy, giáo viên không bắt buộc phải trực hè, trực Tết.

quy dinh ve truc he truc tet cua giao vien
4 quy định về trực hè trực Tết của giáo viên (Ảnh minh họa)

2. Giáo viên trực hè, trực Tết được trả tiền làm thêm giờ

Như đã phân tích, giáo viên không bắt buộc phải trực hè, trực Tết. Tuy nhiên, nếu đồng ý trực hè, trực Tết thì thời gian giáo viên đến trực sẽ được tính vào thời gian làm thêm giờ.

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010, giáo viên là viên chức khi làm thêm giờ được hưởng chế độ như sau:

“Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Như vậy, giáo viên đi trực hè, trực Tết có thể được hưởng tiền làm thêm giờ. Trong đó, theo khoản 1 Điều 98 Bộ Luật lao động, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, giáo viên trực hè vào ngày thường được trả tiền làm thêm giờ ít nhất bằng 150% giá tiền lương bình thường, trực Tết được trả ít nhất bằng 300% giá tiền lương bình thường.

3. Ép giáo viên trực hè, trực Tết bị phạt đến 25 triệu đồng

Nghỉ hè, nghỉ Tết là quyền lợi cơ bản của giáo viên. Do đó, nhà trường yêu cầu giáo viên phải trực hè, trực Tết mà không được giáo viên đồng ý thì có thể bị xử phạt hành chính.

Việc yêu cầu giáo viên đến trường trực hè, trực Tết nhưng không được đồng ý là vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động.

Trong đó, tại Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt các vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động như sau:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.”

Trong đó, Điều 107 quy định về làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt như: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa….

Như vậy, việc yêu cầu trực hè, trực tết mà không được giáo viên đồng ý có thể bị phạt tới 25 triệu đồng.

4. Ai phải đến trường trong thời gian nghỉ hè?

Trong thời gian nghỉ hè, mặc dù không thực hiện các hoạt động giảng dạy nhưng nhà trường vẫn hoạt động và giải quyết các vấn đề khác như: tiếp nhận học sinh mới, giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn, thông báo kế hoạch học tập,… trong giờ hành chính.

Bên cạnh đó, Nhà nước chỉ quy định chế độ nghỉ hè dành cho giáo viên, còn đối với hiệu trưởng, hiệu phó và các nhân viên khác trong trường như: kế toán, văn thư, bảo vệ,… thì đến trường làm việc như bình thường chứ không phải trực.

Trên đây là 4 quy định về trực hè, trực Tết của giáo viên. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(16 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX từ 01/01/2025

Từ ngày 01/01/2025, mỗi Giấy phép lái xe chỉ có 12 điểm và người dân sẽ bị trừ từ 02 - 10 điểm khi vi phạm luật giao thông. Vậy bị trừ hết điểm thì có được thi lại ngay để phục hồi điểm không? Thủ tục đăng ký kiểm tra để phục hồi điểm GPLX như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Từ 01/01/2025, có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID đúng không?

Việc bấm biển số lần đầu trên VNeID giúp người dân tiết kiệm được thời gian, kinh phí đi lại. Từ 01/01/2025, mọi loại xe đều có thể bấm biển số lần đầu trên ứng dụng này. Cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết chi tiết.