Quy định nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành các quy định liên quan đến kỷ luật hành chính, trong đó có vấn đề về thái độ, tác phong… cũng như hàng loạt công việc không được làm. Thêm một vấn đề được không ít người quan tâm là pháp luật quy định thế nào về việc công chức sinh con thứ 3?

Trường hợp công chức là Đảng viên

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể, rõ ràng về việc công chức sinh con thứ 3. Tuy nhiên, trong trường hợp công chức là Đảng viên thì việc sinh con thứ 3 được coi là vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Theo Quy định 102/QĐ-TW của Bộ Chính trị, trường hợp công chức là Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Đảng viên sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm, như: Sinh lần thứ nhất mà 03 con trở lên; Đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh đôi trở lên…

Xem thêm: Những trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 không bị kỷ luật


Công chức là Đảng viên sinh con thứ 3 trái quy định sẽ bị kỷ luật (Ảnh minh họa)


Trường hợp công chức không phải là Đảng viên

Trong trường hợp công chức không phải là Đảng viên thì sẽ không chịu hình thức kỷ luật như trên. Tuy nhiên, việc sinh con thứ 3 cũng được coi là không phù hợp với quy định của Pháp lệnh Dân số.

Cụ thể, theo Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008, mỗi cặp vợ chồng có quyền và nghĩa vụ sinh một hoặc hai con, trừ các trường hợp đặc biệt như: Sinh lần thứ nhất mà 03 con trở lên; Đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh đôi trở lên…

Trước đây, tại Nghị định 114/2006/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên trái quy định sẽ bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 114 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Theo đó, quy định xử lý đối với công chức sinh con thứ 3 đã không còn nữa.

Lan Vũ

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục