Hà Nội: Danh sách quận, huyện được mở hàng bán mang về

Việc mở lại hàng quán từ 12 giờ ngày mai tại Hà Nội là thông tin hiện nay được rất nhiều người quan tâm. Vậy quận, huyện nào tại Hà Nội được bán hàng ăn uống mang về?

Hôm nay (15/9/2021), Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 3084/UBND-KGVX điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Công văn này nêu rõ:

Từ 12h00 ngày 16/9/2021, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đổng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh

Trong đó, các hoạt động kinh doanh được mở cửa trở lại gồm:

- Cửa hàng văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

quan nao o ha noi duoc ban hang an uong mang ve
Quận nào ở Hà Nội được bán hàng ăn uống mang về từ 12h ngày mai? (Ảnh minh họa)

Theo thông tin cập nhật trên Sở Y tế TP. Hà Nội, tính từ ngày 03/9/2021 đến nay (15/9/2021), các quận, huyện sau đây trên địa bàn TP. Hà Nội đã xuất hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng: Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàn Kiếm, Thường Tín, Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy.

Như vậy, căn cứ theo Công văn 3084/UBND-KGVX này, từ 12 giờ ngày mai (16/9/2021) sẽ có các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội được phép mở cửa kinh doanh ăn uống dưới hình thức chỉ bán hàng mang về và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày,.

Cũng trong hôm nay, Sở Y tế TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 14625/SYT-NVY, các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca Covid-19 trong cộng đồng gồm:

- 06 quận Tây Hồ, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Cầu Giấy.

- 12 huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ứng Hòa.

- Thị xã Sơn Tây.

Các cửa hàng này phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, yêu cầu nhân viên khai báo y tế bắt buộc, thực hiện 5K, khách đến mua hàng bắt buộc phải quét mã QR, hạn chế tối đa tiếp xúc…

Đặc biệt, các chủ cửa hàng kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Cũng tại Công văn này, UBND TP. Hà Nội khẳng định, hiện nay, Thành phố có 01 quận nguy cơ rất cao (Thanh Xuân), 02 quận nguy cơ cao (Hoàng Mai, Đống Đa), 09 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng) và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức bình thường mới.

Trên đây là thông tin về quận nào ở Hà Nội được bán hàng ăn uống mang về từ 12 giờ ngày mai - 16/9/2021? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hà Nội giãn cách xã hội theo 3 Vùng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?